• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Thiệt hại từ việc khai thác mủ cao su không đúng kỹ thuật

14/10/2018 18:08

​Được xác định là cây trồng chủ lực, đến nay tổng diện tích cao su của tỉnh đạt gần 75.000ha. Hiện, đối với diện tích cao su thuộc sở hữu cá nhân, tình trạng người dân, nhất là ở vùng đồng bào DTTS khai thác mủ không đảm bảo kỹ thuật xảy ra khá phổ biến. Hậu quả là miệng cạo bị phá hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mủ và chất lượng vườn cây.

Xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà có 11 thôn làng. Toàn xã có 1.000ha cây công nghiệp thuộc sở hữu của các hộ dân, trong đó riêng cây cao su tới 800ha. Trồng cao su, hầu như ngày nào cũng đi khai thác mủ cao su, song không phải người dân nào trong xã cũng nắm chắc và thực hành nhuần nhuyễn kỹ thuật khai thác mủ.

Ông A Khế - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Hring cho biết, qua theo dõi của Hội Nông dân, tình trạng cạo mủ cao su không đúng kỹ thuật chủ yếu xảy ra ở các hộ đồng bào DTTS. Nguyên nhân do bà con tự chỉ bảo nhau khai thác. Người hướng dẫn cũng chưa vững kỹ thuật nên mới xảy ra tình trạng trên.  

Anh A Châu bên một cây cao su bị trọng thương do cạo mủ không đúng kỹ thuật

 

Suốt dọc hai bên tuyến đường nối từ xã Diên Bình, huyện Đăk Tô đến xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà dài gần 20km, người dân trồng khá nhiều cao su. Đa số diện tích đang trong giai đoạn kinh doanh khai thác mủ. Tiếp cận ngẫu nhiên lô cao su của một hộ dân bên đường, cảnh tượng không khỏi xót xa. Trên thân những cây cao su mới khoảng 10 năm tuổi đang phát triển mỡ màng là những vết sẹo lồi lõm do dao cạo mủ gây ra. Không ít cây lõi gỗ ở miệng cạo hở cả ra ngoài, gặp trời mưa thâm xỉn lại rồi bị côn trùng tấn công.

Có hơn 1ha cao su, anh A Châu, nhà ở làng Kon Hring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô chia sẻ: Mình cạo được mủ cao su là nhờ người em. Em đi tập huấn về rồi chỉ cho mình. Mình biết cạo chứ nhưng mà cạo nhanh nó phạm thôi. Một người mỗi ngày thì không cạo nổi 1ha đâu. Cạo nhiều mệt, rồi muốn cạo nhanh nên nó phạm. Có nhà thì bảo mủ cao su rẻ quá, cứ cạo thế cho nó ra mủ nhiều rồi vài năm phá đi trồng cây khác.

Nói về hậu quả của việc khai thác mủ cao su không đảm bảo kỹ thuật, ông Lục Văn Tua, thôn 11, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà ái ngại: Mình cạo phạm rất ảnh hưởng tới cây. Lý do cây cao su đã bị cạo phạm là khó liền vỏ. Những cây bị cạo phạm đành phải ngừng cạo dẫn đến thiệt hại về năng suất mủ và chất lượng vườn cây.

Quan sát thực tế tại nhiều vườn cây cho thấy, lỗi phổ biến mà người dân hay mắc phải trong quá trình cạo mủ cao su là cạo phạm, cạo dài dăm và độ dốc của miệng cạo không đúng kỹ thuật. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi chất cũng như ảnh hưởng đến lớp vỏ kinh tế của cây cao su.

Cùng với lỗi về kỹ thuật, người dân còn hay phạm lỗi về ý thức mà điển hình là việc sau khi cạo phạm không sử dụng mỡ bôi để bảo dưỡng cây. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc miệng cạo bị khô mật độ cây cạo trong lô giảm.

Ông Dương Văn Khẩu - Phó trưởng Phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên một phần do trong quá trình đào tạo nghề, nông dân ít được thực hành; nhiều nơi việc thực hành thực hiện trên cây rừng chứ không phải cây cao su. Phần nữa là do ý thức, kỷ luật lao động của người dân chưa tốt.  

“Việc đào tạo có thể người dân hiểu ngay nhưng sau đó qua quá trình sản xuất quên dần. Đối với những người có hoa tay sau khi được đào tạo có thể cạo đẹp ngay và từ đó thành thói quen tốt. Nhưng cũng có người có hoa tay nhưng họ kém về ý thức. Một hai ngày cạo quá dóc thì thành thói quen, thành một bản năng cụ thể. Cầm dao vào cạo là dóc, là phạm cứ thế và cứ tiếp tục diễn ra mà không được uốn nắn kịp thời.

Việc người dân khai thác mủ cao su không đảm bảo kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mủ và chất lượng vườn cây. Nếu không có sự khuyến cáo, điều chỉnh kịp thời thì  thiệt hại về kinh tế không chỉ là chuyện riêng của từng hộ dân, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển mà tỉnh đặt ra với loại cây trồng này.

Bài, ảnh: Khoa Điềm

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khai mạc giải Pickleball tỉnh năm 2025
  • Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
  • Thành ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by