• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng chính sách

05/07/2018 13:06

​Thời gian qua, thực hiện các chương trình chính sách tín dụng dành cho hộ nghèo tiến đến giảm nghèo bền vững theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, nhiều nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đến với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa. Qua đó, giúp bà con tránh được tình trạng vay “nóng”, hay bị tư thương ép giá bán “lúa, mì non”; tạo cơ hội cho hộ nghèo tham gia các chương trình dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, tiến đến xóa nghèo bền vững.

Thoát cảnh vay nóng

Năm 2012, vợ chồng anh Trần Ngọc Hoa từ tỉnh Quảng Ngãi đến thôn 4, xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) làm thuê kiếm sống.

Gia đình anh Hoa thuộc diện nghèo nhất thôn 4, với “3 không”: không có đất ở, không đất nông nghiệp và không có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Quá khó khăn, vợ chồng anh đành vay nóng 50 triệu đồng, với lãi suất 30%/tháng để làm căn nhà ngang 50m2, trên đất mượn của người thân ở thôn 4.

Cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh kiểm tra định kỳ sổ Tiết kiệm và vay vốn của anh A Trur

 

“Qua hàng xóm, tui mới biết vợ chồng nó (anh Hoa – PV)  trót dại vay nóng 50 triệu đồng xây nhà, mà lãi suất quá cao. Nhưng vợ chồng này vẫn chịu khổ giỏi, khi mỗi ngày đi cạo thuê mủ cao su 1 buổi, thời gian còn lại tranh thủ đi làm rẫy thuê khác. Hai đứa làm quần quật chỉ để kiếm tiền, gom trả lãi 4,5 triệu đồng/tháng cho chủ nợ cho vay 50 triệu đồng kia” - ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng thôn 4 nói về hoàn cảnh gia đình anh Hoa trước năm 2014.

Theo ông Quang, năm đó, thấy cuộc sống cơ cực của vợ chồng anh Hoa, thôn đã xét duyệt thuộc diện hộ nghèo, tạo điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Đăk Tô. Tiền vay vốn này, vợ chồng anh Hoa mua 2 con bò mẹ đang có mang, với định hướng phát triển đàn gia súc, tiến tới cải thiện cuộc sống gia đình.  

Có bò chăn nuôi, buổi sáng, chị Đông - vợ anh Hoa lùa bò ra đồng cỏ gần nơi làm rẫy chăn thả, chiều đưa về. Gia đình còn dựng chuồng làm nơi tránh mưa gió, bệnh tật cho đàn bò. Việc tiêm phòng, cho ăn hàng ngày của gia súc, vợ chồng chị chăm khá kỹ. Qua quan sát, dọc máng cỏ, chủ nhà đều treo vài chiếc can nhựa chọc thủng có nước uống hòa với muối ăn (theo tỷ lệ nhất định) nhỏ gọt thường xuyên xuống thức ăn, nhằm khích thích cho con vật ăn ngon miệng, phát triển tích cực. Hàng năm, gia đình còn theo dõi lịch tiêm phòng đủ liều cho bò mẹ.

Từ năm 2014 đến 2016, đàn bò của gia đình phát triển lên 6 con. Anh Hoa bán bớt 3 con, thêm tiền dành dụm, trả hết tiền vay nóng bên ngoài. Anh còn chia sẻ, vợ chồng chịu khó đi làm phụ hồ, làm thuê rẫy cho các hộ dân khác ở xã Tân Cảnh, khi hết mùa cạo mủ cao su. Nhờ chăm chỉ làm lụng, cuối năm 2016, gia đình trả nợ hết hạn vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Đăk Tô theo đúng thời gian quy định.

Năm 2017 đến nay, anh vay mới thêm 50 triệu đồng nguồn vốn kinh doanh sản xuất tại Ngân hàng CSXH huyện Đăk Tô, cộng nguồn vay của người thân mua thêm rẫy vườn (4 năm tuổi) đã trồng 0,6ha cà phê và 0,5ha cao su.

“Cuộc sống khó khăn ban đầu đã qua, vợ chồng tôi giờ có nhà ở, đất sản xuất. Hiện tại, chỉ mong có sức khỏe phát triển kinh tế ngày càng ổn định hơn” - anh Hoa nói.

Còn anh A Trur  ở thôn Kon Tu I, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) cho biết, từ năm 2005-2008, gia đình rơi vào cảnh vay nợ phải bán “mì non” cho tư thương.

Anh Trur kể: Gia đình thuộc diện hộ nghèo với 5 đứa con nhỏ. Hai vợ chồng khai hoang hơn 2,7ha rẫy. Tôi muốn trồng cây mì, nhưng gia đình không có tiền mua hom giống. Các con còn nhỏ, tôi cũng không có tiền lo cho ăn uống, học hành đầy đủ. Tôi đã lấy rẫy mì để cầm cố 20 triệu đồng từ chủ hàng chuyên thu mua nông sản ở thành phố Kon Tum. Có khoản tiền này, tôi dùng mua hom mì giống, trang trải ăn uống trong gia đình. Đến tầm mùa thu hoạch mì, chủ nợ thường xuống rẫy của tôi định giá, ép bán sản phẩm củ mì, so với thị trường bị thiệt 7 triệu đồng/2,7ha; cộng thêm tiền lãi 10 triệu đồng vay 20 triệu tiền gốc trước đó. Đến khi thu hoạch xong rẫy mì được khoảng 45 triệu đồng, thì nợ nần bị trừ còn lại vài triệu đồng.

Chị Đông - vợ anh Hoa chăm sóc đàn bò có được nhờ vốn vay Ngân hàng CSXH

 

Theo anh Trur, hai vợ chồng làm mãi vẫn không tích lũy được đồng vốn nào. Đến năm 2009, anh được Ngân hàng CSXH tỉnh tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng vốn hộ nghèo để phát triển sản xuất. Nguồn vốn này, vợ chồng mua hom giống, phân bón phục vụ trồng mới 2,7 ha mì.

Đến năm 2011, anh Trur trả hết nợ cũ gần 30 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục được xét duyệt vay mới 50 triệu đồng, và thêm tiền của gia đình, mua mới 2ha đất nông nghiệp.

“Nhờ những đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gần 7 năm qua, gia đình tôi có đất canh tác ổn định trồng 4,7ha cao su. Hiện tại, vườn cao su bắt đầu cho thu hoạch, các con được chăm lo học hành tốt hơn” - anh Trur nói.

Tăng tín dụng chính sách về nông thôn

Ông Trịnh Lê Văn - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) đánh giá, gia đình anh A Trur là một trong nhiều hộ nghèo được tiếp cận chính sách tín dụng và phát huy nguồn vốn vay tốt. Đến nay, tình trạng người dân nghèo vay “nóng”, bị ép bán lúa, mì “non” không còn nữa. Trên địa bàn xã có 801 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn, với tổng dư nợ hơn 20,82 tỷ đồng.

Ông A Chiến - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) cho biết, từ năm 2005 đến nay, người dân địa phương tập trung cho chuyển đổi cây trồng. Đáng chú ý, bà con phát triển cây công nghiệp dài ngày tăng gần 500%, với tổng diện tích khoảng 1.900ha; trong đó, diện tích cây cao su 1.298,6ha, còn lại cây cà phê.

“Qua các năm, có 1.212 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng chính sách. Đặc biệt, nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách đến với bà con, từ năm 2010 đến nay, địa phương đã có 25 - 30 hộ thoát nghèo/năm” - ông Chiến nói.

Tính đến tháng 6/2018, Ngân hàng CSXH tỉnh quản lý 18 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đạt 2.222,5 tỷ đồng, với tổng số 12.827 lượt khách hàng vay, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm khoảng 0,35%. Riêng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm nay là 362 tỷ đồng, trong đó khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH.

Ông Vũ Phương Thi - Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Qua theo dõi, các hộ ký kết giải ngân vốn đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, góp phần giúp cho các hộ có điều kiện thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ổn định và phát triển. Về lâu dài, các chương trình tín dụng chính sách tập trung đầu tư cho bà con vùng nông thôn hướng tới chuyển dịch phát triển kinh tế, xã hội địa phương, gắn với một số ngành nghề trọng yếu đã và đang góp phần tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống tích cực cho nhân dân nghèo, cận nghèo, DTTS. Các nguồn vốn vay sẽ tập trung cho bà con ở lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp mũi nhọn của tỉnh, như đầu tư cây công nghiệp dài ngày cao su, cà phê, cây dược liệu dưới tán rừng, trồng sâm Ngọc Linh; phát triển nông nghiệp ngắn ngày hướng đến trồng rau hoa xứ lạnh, sản xuất - kinh doanh vừa và nhỏ vùng nông thôn…

Mai Trâm

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by