• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Kinh tế

Thương lái lùng mua cau non - hiện tượng lạ hiếm gặp

06/10/2017 06:28

​Dù không biết cau non có công dụng gì đặc biệt, nhưng gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái săn lùng để mua rồi xuất bán sang Trung Quốc.

Dù trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei số lượng hộ trồng cau không nhiều, chỉ một số ít trồng rải rác xung quanh nhà chủ yếu để làm cảnh, nhưng thương lái vẫn lùng mua. Những ngày này, từng tốp thương lái ở Gia Lai chạy xe máy ùn ùn kéo lên các xã biên giới thuộc 2 huyện này để lùng mua cau non.

Một ngày cuối tháng 9 vừa qua, khi chúng tôi có mặt tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận giáp ranh huyện Ngọc Hồi và Đăk Tô thì bắt gặp “phi đội” 6 người đang đi lùng mua cau. Những người này đi xe máy, trên xe chở đầy ắp cau. Đáng chú ý, phần lớn cau những người này thu mua đa phần là cau còn non.

Bắt chuyện với người tên L (trú tại tỉnh Gia Lai), người này cho biết, anh vừa cùng nhóm của mình vào xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) mua cau về. Trong ngày anh mua được 30kg cau tươi. Giá thu mua tùy loại, nhưng giá dao động từ 18.000 đến 24.000 đồng/kg.

Thương lái đi mua cau ở Ngọc Hồi. Ảnh: P.N

 

“Chúng tôi đi mua khắp nơi. Ngày nào cũng đi. Mới đầu cau nhiều thì thu mua trong địa phận tỉnh Gia Lai. Sau đó “khát hàng” nên để có hàng đóng nhập đi thì phải chịu cực chạy hàng trăm cây số lên khu vực Bờ Y mua. Cứ sáng đi, chiều mua xong thì chạy về. Gom cau khoảng 3 ngày rồi đóng gửi về Đà Nẵng rồi xuất sang Trung Quốc. Tôi không biết họ mua làm gì, chỉ thấy họ mua giá cao thì tôi đi thu gom về bán lại thôi”- ông L nói.

Cũng theo các thương lái, do không biết ở đâu trồng nhiều cau nên họ cứ đi dạo, khi thấy nhà nào có cau là vào hỏi mua, miễn sao mua được càng nhiều càng tốt. Những người trồng cau khi thấy cau được mua giá cao thì họ bán tất chứ cũng chẳng biết thương lái mua làm gì.

Đến xã Bờ Y tìm hiểu, chúng tôi vào nhà ông Tập hỏi mua cau, ông Tập lắc đầu: “Bán gần hết rồi còn đâu”. Theo ông Tập, vừa rồi gia đình ông bán hơn 1 tạ cau với giá 20.000 đồng/kg. Người đến mua có nhiều tốp. Có tốp đi xe máy, có tốp đánh cả xe ô tô đi mua.

Họ đến nhà ông lân la năn nỉ gạ mua. Khi ông gật đầu là họ trèo lên cây hái tuốt tuồn tuột. Nhiều buồng cau non chẹt thương lái cũng hái hết. Ông Tập thắc mắc sao lại hái cả cau non nhưng thương lái bảo loại nào cũng mua. Thậm chí thương lái còn nhờ gia đình ông Tập chỉ thêm nhà có cau cho họ đến mua. 

Trong khi đó, nhiều hộ dân khác khi được hỏi thì cho biết cũng bắt gặp nhiều tốp đến mua cau. Giá được các thương lái chào mời cao nhất 25.000 đồng/kg. Với người dân, họ cũng không tính toán và tìm hiểu thương lái mua làm gì mà chỉ cần được giá là bán.

Người dân xưa nay chỉ biết cau được dùng cho các lễ cưới hỏi hoặc cho người lớn ăn với trầu. Tuy nhiên loại cau được chọn là cau già, nhưng thời gian qua thấy thương lái mua cau cả già lẫn non khiến họ rất nghi ngờ. Cũng vì thấy thu mua cau giá cao nên nhiều người dân cũng có ý định chuyển đổi sang trồng cau.

Ông Tống Văn Đồng - Phó Chủ tịch UBND xã Bờ Y cho biết, chưa nghe thông tin thương lái các nơi đến địa phương thu mua cau non. Nhưng theo ông, chính quyền sẽ tích cực tuyên truyền và khuyến cáo người dân không vì thấy người ta lùng mua cau giá cao mà ồ ạt chuyển sang trồng cau...

          Phúc.Nguyên 

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by