• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Thương mại vùng biên Ia H’Drai

30/08/2017 07:08

​Chợ chưa có, đường sá đi lại còn xa xôi, cách trở, việc thông thương, mua bán hàng hóa của người dân trên địa bàn huyện mới Ia H’Drai còn nhiều khó khăn.

Chị Lục Thị Bình ở thôn 8, xã Ia Tơi mở cửa hàng tạp hóa buôn bán, trao đổi nông sản 4-5 năm nay. Từ những ngày đường sá đi lại còn khó khăn, sáng sớm, chị Bình đã chạy xe ra chợ Sê San (thuộc địa phận tỉnh Gia Lai) lấy các thực phẩm tươi sống về bán lại cho người dân trong vùng. Với các thực phẩm khô, nhu yếu phẩm thường ngày, 1 tuần 2 lần, các xe giao hàng từ Gia Lai sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cung ứng hàng hóa để chị bán lại cho mọi người. Không chỉ thế, hàng ngày chị cũng mổ heo phục vụ cho bà con trong thôn, trong xã.

“Các nhu yếu phẩm ở đây bán giá nhỉnh hơn một chút so với dưới thành phố vì vận chuyển xa hơn, khó khăn hơn. Trên địa bàn xã chưa có lò mổ nên tôi mổ heo nhà nuôi bán ra để bà con có thịt tươi, thịt sạch. Từ lúc tôi mổ heo, thịt bán chạy lắm” – chị Bình chia sẻ.

Là huyện mới thành lập, chợ chưa có, đường sá đi lại còn xa xôi, bà con nơi đây chủ yếu mua các nhu yếu phẩm từ các cửa hàng tạp hóa trong thôn, trong xã. “Để ra đến chợ phải mất vài chục cây số nên từ dầu ăn, mắm, muối, bột ngọt... cho đến trang phục, giày dép chúng tôi đều mua tại các cửa hàng tạp hóa...”- chị Đinh Thị Diện, ở thôn 8, xã Ia Tơi chia sẻ.

Người dân nơi đây thường mua nhu yếu phẩm tại các cửa hàng bán tạp hóa hoặc "công ty 2 sọt". Ảnh: B.A

 

Ngoài các cửa hàng tạp hóa, các “công ty 2 sọt” cũng là nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho bà con trên địa bàn. Thông thường, cứ sáng sáng, trên chiếc xe máy cà tàng và 2 chiếc sọt đầy ắp hàng hóa đủ loại, người bán hàng đi khắp các ngõ đường để cung cấp hàng hóa cho người dân.

Chị Dung với nhiều năm mở “công ty 2 sọt” cho biết: Sáng sớm tôi đi lấy thực phẩm tươi sống ở chợ Sê San về rồi chạy xe dọc khắp các tuyến đường để bán cho người dân kịp nấu ăn trong ngày. Lượng khách bán rất ổn định do bà con ít khi đi ra chợ vì quá xa xôi.

Cũng như người dân tại 2 xã Ia Tơi, Ia Dom, gần 3.000 khẩu (trong 11 thôn) tại xã Ia Đal cũng mua nhu yếu phẩm từ các cửa hàng tạp hóa, “công ty 2 sọt”. Ngoài ra, trên địa bàn xã, các nông trường cao su còn có căn tin bán nhu yếu phẩm cho công nhân. Thông thường công nhân sẽ mua các vật dụng cần thiết rồi trừ theo lương tháng.

Đặc biệt, bà con trên địa bàn xã Ia Đal còn trao đổi hàng hóa với người dân nước bạn Campuchia tại khu vực Hồ Le (thuộc thôn 7, xã Ia Đal). “Bà con hai bên thỉnh thoảng trao đổi nông sản, các mặt hàng thiết yếu với nhau. Chúng tôi cũng tuyên truyền, cùng với Đồn Biên phòng thắt chặt việc kiểm soát, quản lý đồng thời mời các chủ hàng về làm việc, nhắc nhở, yêu cầu cam kết thực hiện đúng quy định về kinh doanh lành mạnh, không để xảy ra tình trạng buôn bán trái phép ở khu vực biên giới” - ông Võ Tấn Lạc - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết.

Với các mặt hàng nông sản: mì, cà phê… đa số người dân bán cho các tư thương ở các nơi vào mua. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, dù đường nhựa đã được trải đều nhưng việc mua bán vẫn bị ép giá vì khoảng cách quá xa xôi.

“Nếu cà phê dưới Kon Tum bán được giá 10 ngàn đồng thì trên này chỉ bán được 8-8,5 ngàn đồng thôi. Còn ngược lại, thức ăn trên này đắt hơn ở thành phố cũng bởi chi phí vận chuyển nhiều hơn” – ông Trần Minh Quỳnh ở thôn 2, xã Ia Dom cho hay.

Nói về việc phát triển thương mại ở vùng biên, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chánh Văn phòng UBND huyện Ia H’Drai cho biết: Hiện tại, 3 xã Ia Tơi, Ia Dom, Ia Đal đều đã có quy hoạch chi tiết về xây dựng chợ nông thôn để đảm bảo việc mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, sau khi UBND tỉnh thống nhất về mặt chủ trương lập quy hoạch Khu thương mại biên giới tại khu vực Đồn Biên phòng Hồ Le để quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua các lối mở, UBND huyện Ia H’Drai đã phối hợp, làm việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Công thương giới thiệu để quy hoạch chi tiết việc thành lập Khu thương mại biên giới (vị trí mặt bằng để san ủi làm bãi đỗ xe, tập kết hàng hóa).

Ông Dũng cũng cho biết, hiện tại, khi chưa có khu thương mại biên giới, chưa có chợ nông thôn, bà con chủ yếu mua hàng hóa qua các cửa hàng tạp hóa cũng như những người đi bán hàng rong. Trước thực trạng trên, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh kí cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh.

Thương mại là yếu tố tích cực để phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển thương mại là một trong những bước thúc đẩy kinh tế đi lên. Chính vì vậy, dù còn nhiều thách thức nhưng cần đẩy mạnh hoạt động thương mại miền biên này để tháo gỡ những khó khăn, phát triển thị trường, giúp người dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Bình An 

   

Các tin khác

  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
  • Đổi thay kết cấu hạ tầng
  • Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • [INFOGRAPHIC] 121 nghìn tỷ đồng dành chi trả chế độ cho các đối tượng nghỉ việc sau sắp xếp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by