• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
[EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH    Xã luận: Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh    Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei   

Kinh tế

Tiềm năng phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

01/11/2024 06:01

Những năm qua, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Ban Quản lý) đã xây dựng nhiều nội dung trong định hướng thúc đẩy phát triển du lịch, gắn với việc bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần đưa rừng từ đơn giá trị sang đa giá trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Theo khảo sát, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có những tiềm năng đặc biệt trong phát triển du lịch. Với diện tích hơn 56.000ha, Vườn Quốc gia có đa dạng kiểu địa hình, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.

Khí hậu ở Vườn Quốc gia cũng được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Chính những đặc trưng này mang lại cho Vườn Quốc gia những nét đặc sắc về cảnh quan, đặc biệt là về các kiểu rừng. Vào mùa khô, những khu rừng rụng lá theo mùa như rừng bằng lăng, rừng khộp tạo nên những cảnh sắc đẹp, rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời cũng như tìm hiểu hệ thái. Vào mùa mưa, những đồng cỏ rộng vốn khô héo vào mùa khô nay trở nên xanh và thu hút được nhiều loài thú móng guốc ăn cỏ, các loài chim di cư, có thể hình thành nên loại hình du lịch trải nghiệm đặc trưng của Vườn đó là ngắm chim, ngắm thú đêm.

Đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Ảnh: TT

 

Theo ông Đào Xuân Thủy- Giám đốc Ban Quản lý, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học mà Vườn Quốc gia đang sở hữu được các nước trong khu vực công nhận. Với diện tích rừng nguyên sinh tương đối lớn, Vườn Quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí cho khu vực. Năm 2004 Vườn Quốc gia được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á công nhận là Vườn di sản ASEAN. Nằm ở độ cao từ 200m đến 1.773m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông, suối lớn nhỏ. Ở đây tồn tại 12 kiểu rừng khác nhau, từ rừng kín nguyên sinh lá rộng thường xanh, rừng rêu thứ sinh, đồng cỏ, qua đó tạo nên sự đa dạng trọng động thực vật tại Vườn.

Ưu thế này vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đặt ra cho Ban Quản lý trong việc hài hòa giữa công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động du lịch sinh thái. Một mặt, đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh cảnh cho các loài động, thực vật sẽ góp phần đa dạng hóa và nâng cao các sản phẩm du lịch sinh thái. Mặt khác, đơn vị cần quản lý tốt các hoạt động du lịch và hạn chế các tác động tiêu cực tới thiên nhiên.

Một trong những lợi thế nữa trong phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia chính là sự đa dạng trong đời sống, văn hóa của bà con đồng bào DTTS. Vùng đệm có 8 xã và 1 thị trấn, với khoảng 23 - 25 dân tộc anh em sinh sống.

Khảo sát vườn bảo tồn Lan rừng tại VQG Chư Mom Ray. Ảnh: HOÀNG THANH

 

Tuy khác nhau về dân tộc và đặc điểm cư trú, nhưng các dân tộc tại đây đều có chung nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên như: Nhà rông là trung tâm làng; bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống; duy trì văn hóa cồng chiêng kết hợp với múa xoang, múa chiêu; tổ chức các lễ hội theo vòng đời người và theo vòng đời cây trồng; duy trì nghề đan lát và dệt thổ cẩm; sử dụng các dụng cụ âm nhạc tự chế tác như đàn tinh ninh, đàn môi, đàn tơ rưng, đàn đá. Một số dân tộc như Rơ Măm, Brâu thuộc DTTS rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vẫn còn bảo tồn những nét truyền thống, văn hóa riêng biệt, đặc sắc. Rõ ràng đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn, là cơ hội để kết nối, thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái trong giai đoạn tới.

Ông Đào Xuân Thủy thông tin: Hiện Ban Quản lý cũng đã xây dựng những định hướng nhất định trong việc kết nối, phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch, tìm về những địa chỉ đỏ. Bởi huyện Sa Thầy là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh trong lịch sử chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây vẫn còn các di tích lịch sử của hai cuộc kháng chiến.

Trong đó, có thể kể đến Khu tưởng niệm Chư Tan Kra và điểm cao 995,  là nơi diễn tra cuộc giao tranh ác liệt giữa Quân giải phóng và quân đội Mỹ vào năm 1968. Hiện nay trên Điểm cao 995 ở xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy) vẫn còn lại dấu tích chiến hào, công sự, hàng rào thép gai của cuộc chiến năm xưa. Hay Khu tưởng niệm tại Điểm cao 1015 (Charlie) nằm trên địa bàn xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và Khu tưởng niệm tại Điểm cao 1049 (Delta) nằm trên địa bàn xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy). Hai địa điểm này cách nhau khoảng 300m và đều nằm trên dãy Sạc Ly nơi xảy ra những trận đánh ác liệt trong “Mùa hè rực lửa” năm 1972.

Có thể thấy, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. Hy vọng trong thời gian tới, chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng sẽ có những hướng đi cụ thể trong phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái hiệu quả. 

Tất Thành

   

Các tin khác

  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
  • Tổng kết Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025
  • Tu Mơ Rông: Thiệt hại bước đầu từ cơn bão số 1
  • Nhiều tuyến đường bị sạt lở
  • “Ngóng” trạm biến áp 110kV Đăk Glei
  • Củng cố niềm tin của người tiêu dùng
  • Chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính quá hạn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • Cháy mãi “lửa nghề”
  • Tác nghiệp ở Trường Sa
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
  • Xã luận: Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc
  • Chùm ảnh: Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Bế mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Thông cáo báo chí số 31, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS

Đất & Người Kon Tum

  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by