• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm và làm việc với Đảng ủy xã Ia Dom    Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình trồng mắc ca và Dự án CT thủy lợi Đăk PoKei tại Kon Rẫy    Tưng bừng khai giảng năm học mới 2023-2024   

Kinh tế

Tiết kiệm điện để ích nước, lợi nhà

06/06/2023 06:08

Ngày 26/5, UBND tỉnh đã có văn bản số 1542/UBND –HTKT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương đẩy mạnh công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong mùa khô. Văn bản nhấn mạnh, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng, hạn hán đã làm cho các hồ thủy điện thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng và dự báo việc thiếu hụt này sẽ tiếp diễn đến cuối năm 2023, gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp điện của cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.

Không phải ngẫu nhiên mà UBND tỉnh có văn bản số 1542/UBND –HTKT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương đẩy mạnh công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Bởi dù nguồn cung cấp điện của cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng bị thiếu hụt do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng, hạn hán, nhưng trên thực tế có không ít nơi, không ít người vẫn còn thiếu ý thức tiết kiệm, lãng phí trong việc sử dụng điện.

Đường làng ở huyện Tu Mơ Rông bừng sáng về đêm nhờ điện năng lượng mặt trời. Ảnh: N.P

 

Sự lãng phí này thể hiện rõ trong việc sử dụng những thiết bị điện phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, công việc hằng ngày. Ở các cơ quan, tình trạng máy vi tính, quạt, máy điều hòa, điện chiếu sáng vẫn vô tư hoạt động dù trong phòng làm việc không có ai hoặc không cần dùng đến; rồi máy điều hòa điều chỉnh ở nhiệt độ thấp và mở toang từ cửa chính cho đến cửa sổ. Tình trạng này trước hết xuất phát từ sự thiếu ý thức của chính cán bộ, nhân viên trong từng cơ quan, đơn vị và sau nữa đâu đó tồn tại suy nghĩ có tốn nhiều tiền điện hay máy móc có nhanh hư hỏng thì cũng là chuyện của cơ quan, tiền của cơ quan, chứ chẳng phải tiền túi nhà mình. Vậy nên cứ dùng thoải mái, sáng tới bật máy tính lên một chút rồi họp hành, rồi ra ngoài mà vẫn cứ để vậy, chiều tới dùng tiếp; rồi ra khỏi phòng đi họp, đi liên hệ công việc ở các nới khác nhưng máy lạnh, quạt điện vẫn cứ vù vù. Trước tình trạng này, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có nhắc nhở, nhưng một số người vì thiếu ý thức nên chẳng chuyển biến là bao.

Còn ở từng gia đình, cũng chung sự thiếu ý thức đó, nhưng không ít người lại suy nghĩ lãng phí hay không lãng phí là chuyện riêng của mỗi gia đình. Dùng ít hay dùng nhiều, tiền điện hằng tháng đều do gia đình chi trả.

Để rồi, trong khi có nhà vắng người, phòng làm việc vắng người nhưng điện thắp sáng, ti vi, quạt điện vẫn bật khắp mọi nơi thì ở nhiều nơi lại ở trong cảnh thiếu điện. Các doanh nghiệp, công ty sản xuất gặp khó khăn, người dân khổ sở vì phải chịu cảnh mất điện luân phiên.

Thực tế cho thấy mặc dù thời gian qua, ngành Điện lực thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân cùng tham gia tiết kiệm điện; tính giá điện khác nhau tùy theo mức sử dụng nhằm  đánh mạnh vào những đối tượng sử dụng điện thiếu hợp lý, gây lãng phí nhưng tình trạng thiếu ý thức tiết kiệm, lãng phí điện vẫn còn tồn tại.

Sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời để góp phần tiết kiệm điện. Ảnh: NP

 

Nguyên nhân dễ nhận thấy đó là việc thực hành tiết kiệm điện chưa trở thành ý thức tự giác của mỗi người. Có người còn cho rằng, điện cũng như các loại hàng hóa khác, có sức dùng thì có sức trả, sử dụng như thế nào là do bản thân tự quyết định. Còn quên tắt cái bóng điện, cái máy tính, sử dụng máy điều hòa không đúng cách cũng chỉ là chuyện nhỏ.

“Chuyện nhỏ”, nhưng nhiều “chuyện nhỏ” sẽ “thành đại”. Nếu phòng, ban nào cũng để điện, để máy tính, để quạt từ buổi nọ sang buổi kia; nhà nào cũng dùng điện vô tội vạ, mỗi nơi mỗi ít cộng lại thì nguồn năng lượng lãng phí ấy có thể lên đến hàng trăm triệu đồng và còn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhiều doanh nghiệp, người dân. Đó chỉ mới là sự lãng phí trước mắt về tiền của, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nắng nóng kéo dài ở nhiều địa phương trên cả nước đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt, trong khi đó lưu lượng nước về các hồ thủy điện lại rất thấp, nhiều hồ thủy điện đã về mực nước chết, gây ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện.

Trong bối cảnh khó khăn chung đó, thì việc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương, các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nêu cao ý thức, tiết kiệm trong sử dụng điện là hết sức cần thiết. Chính những hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, khi ra khỏi phòng, điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa từ 26 0C trở lên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên lại là những việc làm không chỉ ích nước mà còn lợi nhà.

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Chuyển biến tích cực từ các chương trình mục tiêu quốc gia
  • "Chuyện mới" ở Ngọc Linh
  • Kon Rẫy linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
  • “Chìa khóa” cho tăng trưởng bền vững
  • Khó khăn trong giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia
  • Phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 3: Tháo gỡ vướng mắc
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 2: Vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng
  • Đăk Glei: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 1: Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết phủ xanh rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
  • Kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao
  • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chuyển biến tích cực từ các chương trình mục tiêu quốc gia
  • "Chuyện mới" ở Ngọc Linh
  • Trộm cắp, lừa đảo hơn 970 triệu đồng, đối tượng lĩnh án 188 tháng tù
  • Đăk Tô: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chùm ảnh: Chăm lo đời sống cho người dân vùng biên giới
  • Chùm ảnh: Lễ cưới truyền thống của người Gié Triêng
  • Vựa sầu riêng ở Hơ Moong

Đất & Người Kon Tum

  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Đưa thanh âm đại ngàn đi xa
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by