• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID    HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025   

Kinh tế

Tìm lời giải cho vùng đất bán ngập

13/12/2017 13:18

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 công trình thủy điện lớn và nhỏ đã xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành hòa vào lưới điện quốc gia. Các công trình này, đặc biệt là các thủy điện lớn đã tạo ra các lòng hồ có tiềm năng về du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ngập nước…

Tuy nhiên, đến nay việc khai thác vùng bán ngập của các lòng hồ vẫn chưa hiệu quả cao; nhiều diện tích đất bị xói mòn, rửa trôi, chưa tạo cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên.

Hàng năm, để dự trữ nguồn nước cung cấp cho các tổ máy của các công trình thủy điện hoạt động đúng công suất, các hồ chứa nước của các công trình thủy điện đã thực hiện việc tích nước trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến hết mùa mưa vào khoảng cuối tháng 12 để đạt đến cao trình mực nước dâng bình thường.

Sản xuất trên vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Ya Ly. Ảnh: L.S

 

Cùng với việc tích nước là hoạt động xả nước diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 năm sau. Chính trong khoảng thời gian nước rút này, các hồ chứa của các công trình thủy điện tạo ra hàng nghìn héc ta đất phù sa màu mỡ, như lòng hồ của thủy điện Ya Ly, Plei Krông, Sê San 4 và Đăk Đrinh có thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Theo tính toán của các kỹ sư nông nghiệp, năng suất các loại cây trồng trên vùng bán ngập thường đạt bình quân 5,5 tấn/ha/vụ đối với cây lúa và 6 tấn/ha đối với cây bắp. Đây quả là năng suất lý tưởng đối với ngành sản xuất nông nghiệp ở tỉnh miền núi như Kon Tum. Việc khai thác tốt quỹ đất này còn góp phần giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, giải quyết một phần về thiếu đất sản xuất, đồng thời giảm được sức ép về tình trạng phá rừng, làm nương rẫy trái phép vốn đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tài nguyên này hàng năm chưa được khai thác hết.

Theo giáo sư, tiến sỹ Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu, trên vùng bán ngập của các lòng hồ, nên bố trí cây trồng hàng năm cho hợp lý nhằm tận dụng được diện tích đất đai màu mỡ vùng bán ngập và tạo ra sản phẩm nông nghiệp ổn định, phát triển các loại cây rừng ngập nước như đước, tràm, sú, vẹt, dừa nước... Việc trồng rừng trên vùng bán ngập các lòng hồ sẽ có tác dụng như hạn chế được tình trạng sản xuất tự phát trong vùng bán ngập, không theo đúng các quy định an toàn cho lòng hồ, tạo ra một đai rừng phòng hộ dọc theo bờ hồ. Đai rừng này có tác dụng cắt ngang dòng chảy bề mặt và giảm tác động của sóng đánh vào bờ do đó hạn chế được sự bồi lắng lòng hồ; đồng thời tạo môi trường cho chim cá và động vật thủy sinh cư trú, tạo cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái vùng lòng hồ. Hơn nữa, rừng bán ngập còn tạo ra một lượng lớn lâm sản cung cấp cho các nhà máy chế biến, thay thế một phần diện tích rừng đã được chuyển đổi để xây dựng hồ chứa nhằm duy trì mức độ che phủ của rừng ở mức an toàn, làm phong phú thêm thảm thực vật và tránh rủi ro trong sản xuất cho người dân sống ở vùng ven hồ.

Dương Lê

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] 5.342 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Kon Tum
  • Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15/5 đến 15/6/2025
  • Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia
  • Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng
  • Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • [INFOGRAPHIC] Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những trang sử của báo chí đất nước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by