• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm và làm việc với Đảng ủy xã Ia Dom    Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình trồng mắc ca và Dự án CT thủy lợi Đăk PoKei tại Kon Rẫy    Tưng bừng khai giảng năm học mới 2023-2024   

Kinh tế

Triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

06/06/2023 13:02

Nhằm quán triệt sâu sắc và triển khai tích cực Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để lãnh đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Qua đó, nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.

Tổ chức bộ máy lực lượng hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp được sắp xếp, kiện toàn. Công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng (Kiểm lâm, Công an, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương) đồng bộ, chặt chẽ hơn. Công tác theo dõi, nắm bắt thông tin và chủ động tổ chức lực lượng triệt phá các điểm khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép được thực hiện quyết liệt. Nhờ đó, số vụ vi phạm giảm dần qua các năm, đến năm 2022, số vụ vi phạm giảm 115 vụ so với năm 2021 (giảm 57,21 %).

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm Luật Lâm nghiệp, nhất là kiên quyết xử lý đối với các trường hợp buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm được đẩy mạnh. Từ năm 2017 đến nay đã xử lý kỷ luật 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 196 công chức, viên chức; khởi tố hình sự đối với 8 trường hợp, có 6 trường hợp bị phạt tù do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Kiểm tra, rà soát diện tích rừng BQL VQG Chư Mom Ray tiếp nhận từ UBND xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy). Ảnh: ĐỨC THÀNH

 

Diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, công tác trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng được triển khai hiệu quả. Giai đoạn 2017-2022 đã trồng mới được 11.686,56ha rừng tập trung; khoanh nuôi phục hồi được 1.174,98ha rừng và trồng được trên 2,5 triệu cây lâm nghiệp phân tán; độ che phủ rừng được nâng lên từ 62,3% năm 2017 lên 63,12% năm 2022. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được thực hiện chặt chẽ.

Đã thu hút một lực lượng đáng kể người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, làm cho ý thức bảo vệ rừng của người dân chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2017-2022, đã thu được 1.654 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, trong đó Trung ương điều phối 1.297 tỷ đồng; thu nội tỉnh 357 tỷ đồng; đã tổ chức chi trả cho các chủ rừng và các đối tượng liên quan đúng quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, như: Vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy giảm mạnh nhưng vẫn còn xảy ra. Việc xử lý các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một số nơi chưa cao, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Các công ty lâm nghiệp sau chuyển đổi mô hình hoạt động chưa thu hút được vốn, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng còn mặt hạn chế, chưa hình thành được các vùng sản xuất nông lâm sản, hàng hóa tập trung thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp sau:

Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chú trọng thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ngay từ cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng và các hành vi tiêu cực khác theo quy định của pháp luật.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.

Triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra cháy rừng, mất rừng.

Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trên, mục tiêu phát triển lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum thành ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, có đóng góp ngày càng cao cho tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh và đến năm 2030, ngành lâm nghiệp của tỉnh có sức cạnh tranh cao, tạo ra sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia trong chuỗi cung ứng giá trị lâm sản quốc gia sẽ được thực hiện thành công.    

Nguyễn Quang Thủy

   

Các tin khác

  • Chuyển biến tích cực từ các chương trình mục tiêu quốc gia
  • "Chuyện mới" ở Ngọc Linh
  • Kon Rẫy linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
  • “Chìa khóa” cho tăng trưởng bền vững
  • Khó khăn trong giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia
  • Phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 3: Tháo gỡ vướng mắc
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 2: Vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng
  • Đăk Glei: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 1: Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết phủ xanh rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
  • Kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao
  • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chuyển biến tích cực từ các chương trình mục tiêu quốc gia
  • "Chuyện mới" ở Ngọc Linh
  • Trộm cắp, lừa đảo hơn 970 triệu đồng, đối tượng lĩnh án 188 tháng tù
  • Đăk Tô: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chùm ảnh: Chăm lo đời sống cho người dân vùng biên giới
  • Chùm ảnh: Lễ cưới truyền thống của người Gié Triêng
  • Vựa sầu riêng ở Hơ Moong

Đất & Người Kon Tum

  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Đưa thanh âm đại ngàn đi xa
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by