• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Trồng cây ăn trái - hướng đi mới của nông dân xã Rờ Kơi

07/09/2019 06:06

Những năm gần đây, việc trồng xen canh các loại cây như sầu riêng, bơ, mít… trên diện tích cây cà phê của nông dân xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Từ thành công này, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư kinh phí và dành một phần diện tích đất canh tác để chuyển sang trồng chuyên canh cây ăn trái.

Khu vườn của anh Bùi Đức Quỳnh (thôn Đăk Tăng, xã Rờ Kơi) trồng nhiều loại cây ăn trái xen cây cà phê đang thời kỳ phát triển. Đây là 1 trong 5 khu vườn mẫu, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Rờ Kơi.

Anh Quỳnh dẫn chúng tôi tham quan khu vườn rộng gần 10ha được anh mua lại cách đây 2 năm. Lúc mới mua, hầu hết diện tích của khu vườn chỉ trồng cây mì. Hiện tại, diện tích cây mì chỉ còn 5ha, 5ha còn lại anh trồng xen canh 3ha cây ăn trái cùng cây cà phê và chuyên canh 2ha cây ăn trái.

Anh Quỳnh chia sẻ, đất và khí hậu ở Rờ Kơi rất phù hợp để trồng các loại cây ăn trái. Anh Quỳnh dẫn chứng, nhiều hộ gia đình ở các thôn Gia Xiêng, Khơk Klong, Rờ Kơi… trồng cây mít, cây sầu riêng chỉ để lấy bóng mát, dù không chăm sóc nhưng hàng năm các loại cây này đều cho nhiều quả.

Anh Quỳnh để tâm tìm hiểu và đi học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình trồng cây ăn trái ở tỉnh Đăk Lăk. Sau khi đi thực tế về, anh quyết định về lâu dài sẽ giảm dần diện tích trồng mì, tăng diện tích chuyên canh cây ăn trái.

“Bước đầu tôi trồng cây sầu riêng, cây mít và cây na. Cây sầu riêng tôi trồng giống Dona (Thái Lan) và giống Musang King (Malaysia), còn cây mít và cây na tôi trồng giống của Thái Lan. Hiện tại, tính cả diện tích 3ha xen canh và 2 ha chuyên canh, gia đình tôi trồng được hơn 500 cây sầu riêng, 200 cây mít và 100 cây na. Để đạt hiệu quả, tôi chia từng khu vực để trồng từng loại cây. Trong những năm tới, tôi sẽ tiếp tục chọn cây sầu riêng làm chủ lực để trồng, bên cạnh đó còn trồng thêm cây bơ, chanh dây cùng nhiều loại cây ăn trái khác”, anh Quỳnh nói.

Dù mới trồng 1 năm nhưng cây sầu riêng trong vườn của anh Quỳnh đã sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: ĐT

 

Chia tay anh Quỳnh, chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Duy Tịnh - Thôn trưởng thôn Đăk Tăng. Ông Tịnh trước đây chỉ trồng xen canh 150 cây bơ và sầu riêng trên diện tích gần 1ha. Qua nhiều năm vườn cây cho thu nhập cao, năm 2018, ông quyết định dành thêm 1ha đất sản xuất của gia đình để trồng sầu riêng, bơ và bưởi.

“Các giống trái cây ăn trái được các hộ dân chọn trồng hầu hết là giống Thái Lan, Malaysia và miền Tây Nam Bộ của nước ta. Vì là những loại cây dễ trồng, không kén đất, ít bị bệnh lại hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất nên sinh trưởng rất tốt. Hầu hết các hộ trồng cây ăn trái chuyên canh đều đã thu lợi nhuận cao từ việc trồng xen xanh”, ông Tịnh nói để giải thích cho quyết định tăng diện tích trồng cây ăn trái của các hộ dân trên địa bàn.

Không chỉ riêng ở thôn Đăk Tăng, thôn Khơk Klong cũng có một vài hộ đã bắt đầu tăng diện tích cây ăn trái trên đất sản xuất của gia đình, điển hình là hộ ông Bùi Thành Hùng với 4ha cây bơ và sầu riêng.

Ông Trần Lệnh Tuyến - Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi cho biết, trong những năm gần đây, xã Rờ Kơi tổ chức nhiều đợt đi học tập kinh nghiệm, vận động nhân dân phát triển mạnh diện tích cây cà phê, đồng thời trồng xen canh và chuyên canh các loại cây ăn trái. Từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn đã xuống giống được 70,3ha cà phê, gần 35ha cây ăn trái chuyên canh. Trong thời gian tới, xã sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp phân bón đạt chất lượng, tìm đầu ra ổn định… góp phần đem lại giá trị cao hơn từ các loại cây trồng này cho nhân dân.

Có thể thấy, việc trồng cây ăn trái bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình ở xã Rờ Kơi. Việc tăng diện tích chuyên canh trong thời gian tới thật sự là hướng phát triển nông nghiệp bền vững và lâu dài, góp phần giải quyết “bài toán giảm nghèo” cho địa phương.                    

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by