• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Tư duy hợp tác

05/11/2022 13:26

Phát triển hợp tác xã, xét cho cùng, không phải “góp công góp của” của nhiều người thành “của chung”, mà là tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác. Hay đúng hơn, không có tinh thần hợp tác thì không có hợp tác xã, mà muốn hợp tác xã thành công thì phải có tư duy, tinh thần hợp tác.

Đôi khi, trong câu chuyện bên mâm cơm của gia đình ông Việt, một nông dân ở huyện Đăk Hà, mọi người bàn về việc cô con gái út tham gia hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao.

Đó là một hướng đi tốt, rất có triển vọng. Quan trọng là khai thác hiệu quả diện tích cà phê nhà mình- cô con gái nhấn mạnh. Mọi người đồng tình, kể cả ông Việt.

Cũng có lúc, cụm từ hợp tác xã dấy lên trong lòng ông Việt hoài niệm về một thời bao cấp, với những ngày ông tham gia hợp tác xã ở quê nhà, cách đây mấy chục năm.

Đó là một khoảng ký ức nhiều màu sắc, có vui có buồn. Như đa số nông dân khác, ông gia nhập hợp tác xã. Kiểu “làm chung ăn riêng”, hàng ngày “đánh kẻng đi làm, ăn công điểm” làm cho mọi người không mấy thiết tha với sản xuất.

Cần làm cho người dân hiểu hợp tác xã tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác. Ảnh: H.L

 

Từ năm 1987, khi cơ chế quản lý tập trung bao cấp từng bước được xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được hình thành, như phần lớn hợp tác xã lúc bấy giờ, hợp tác xã của ông “chết lâm sàng”, đời sống xã viên hết sức chật vật.

Năm 1990, ông đưa vợ con vào lập nghiệp ở Kon Tum, nơi ông từng đóng quân suốt quãng đời quân ngũ. Nhiều năm nỗ lực, gia đình ông chưa nói là giàu, nhưng cũng có thể gọi là khá giả, con cái học hành nên người.

Nhưng ký ức không đẹp về hợp tác xã vẫn còn trong tâm trí ông. Bởi vậy, thời gian đầu, khi nghe cô con gái út muốn góp vốn vào hợp tác xã nông nghiệp bằng diện tích cà phê của gia đình, ông rất băn khoăn.

Cô con gái cố gắng thuyết phục bố. Cô giải thích cho ông hay, hợp tác xã bây giờ hoạt động theo hình thức liên kết, được quản lý bằng pháp luật, trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện.

Quan trọng nhất là hoạt động của hợp tác xã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, dựa trên sở hữu của các thành viên chứ không phải là mô hình kinh tế nhà nước kiểu “đánh kẻng, ăn công điểm” như trước đây đâu- cô nói.

Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, lan tỏa tư duy mới về hợp tác xã. Ảnh: HL

 

Cô còn dẫn bố đi tham quan hợp tác xã mà cô muốn tham gia; chỉ cho ông thấy diện tích cà phê rộng hơn 200ha hình thành từ sự liên kết của các thành viên, được chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ VietGap, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; sản phẩm chế biến được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chất lượng cao nhất.

Dưới sự thuyết phục của cô con gái và cả nhà, ông Việt cũng gạt qua nỗi lo ngại, gật đầu. Thật ra, cũng chỉ vì ông hiểu chưa đúng về hợp tác xã kiểu mới, vẫn có định kiến hợp tác xã là mô hình kinh tế tập trung, như thời bao cấp mà thôi.

Ông nhận ra, vẫn gọi là hợp tác xã, nhưng hợp tác xã thời ông với hợp tác xã của con gái ông bây giờ mang bản chất và diện mạo khác nhau lắm.

Từ câu chuyện của gia đình ông Việt, có thể thấy, vẫn còn tồn tại cách nhìn cũ, tư duy cũ về hợp tác xã, như một định kiến. Và tư duy cũ ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển hợp tác xã ở khu vực nông thôn.

Theo số liệu thống kê mới nhất của UBND tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 221 hợp tác xã và 1 liên hiệp hợp tác xã (lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm đại đa số, với 157 hợp tác xã), trong đó có 174 HTX đang hoạt động, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hơn 10 nghìn thành viên.

Tuy nhiên, trong đó có 1 liên hiệp hợp tác xã và 46 hợp tác xã ngưng hoạt động; không ít hợp tác xã yếu kém, hoặc ở mức duy trì hoạt động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, theo UBND tỉnh, có nguyên nhân đến từ tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành về bản chất, vai trò của hợp tác xã chưa đầy đủ. Đặc biệt, bộ phận không nhỏ người dân còn chưa thay đổi tư duy về hợp tác xã kiểu cũ, dẫn đến sự băn khoăn, lo ngại khi được vận động tham gia.

Chương trình số 41-CTr/TU ngày 7/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới xác định, đến năm 2030, tỉnh ta phấn đấu thành lập mới khoảng 150 hợp tác xã, 5 liên hiệp hợp tác xã; đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả.

Ít nhất 50% hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; trên 12% hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng.

Lấy hợp tác xã nông nghiệp làm trung tâm để có chính sách đầu tư phù hợp. Ảnh: HL

 

Để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu trên, việc tiếp tục tuyên truyền, thay đổi nhận thức, lan tỏa tư duy mới về hợp tác xã là hết sức cần thiết.

Trong đó, cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, lấy hợp tác xã nông nghiệp làm trung tâm để có chính sách đầu tư phù hợp.

Khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là hạ tầng logictics.

Về phía hợp tác xã, cũng cần thay đổi tư duy liên kết, không chỉ liên kết với người dân, mà còn tự liên kết với nhau, bắt tay nhau cùng làm; liên kết với các doanh nghiệp về vốn, công nghệ để tạo  chuỗi sản suất, tiêu thụ bền vững.

Và cuối cùng, không nên coi nhẹ việc thay đổi tư duy về hợp tác xã trong người dân. Cần làm cho người dân hiểu hợp tác xã không phải là “góp công góp của” của nhiều người thành “của chung”, mà là tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác. Hay đúng hơn, không có tinh thần hợp tác thì không có hợp tác xã, mà muốn hợp tác xã thành công thì phải có tư duy, tinh thần hợp tác.     

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến
  • “Mở cửa” tiếp cận nguồn lực đất đai cho kinh tế tư nhân
  • Bứt phá phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch
  • Hành trình 20 năm vượt gian khó ở “thủ phủ dược liệu”
  • Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
  • Sử dụng hiệu quả vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
  • Nghị quyết số 68 thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp
  • Khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh qua các nghiên cứu khoa học
  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by