• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Kinh tế

Vì sự thông suốt của dòng điện

22/11/2020 06:08

Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, vượt núi, băng rừng, đội mưa gió… suốt thời gian qua và hiện tại, những người thợ điện trên địa bàn huyện Kon Plông luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để khắc phục các sự cố do thiên tai gây ra cho lưới điện, đảm bảo sự thông suốt của dòng điện nhằm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

Mấy lần tôi gọi điện liên hệ làm việc, anh Lê Đình Giáp – Giám đốc Điện lực Kon Plông đều bận đi cơ sở, hôm thì anh đang ở Đăk Ring, hôm thì ở Pờ Ê, ở Đăk Tăng… để cùng anh em trong đơn vị kiểm tra, xử lý, khắc phục các sự cố lưới điện.

Hẹn mãi rồi anh Giáp cũng sắp xếp được. Vừa gặp, anh đã bộc bạch: 10 năm nay, lưới điện Kon Plông chưa khi nào lại bị ảnh hưởng nhiều như đợt này, nhất là từ trận bão số 9 đến nay, khiến anh em “nhà đèn” bọn mình được một phen lao đao, khốn đốn. Hiện nay, thời tiết ở Kon Plông đã bớt mưa, hệ thống lưới điện được nối thông, nhưng nguy cơ xảy ra sự cố vẫn thường trực. Vì vậy, đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật hằng ngày, hằng giờ phải bám từng ki-lô-mét đường dây để rà soát, đánh giá, gia cố lại các điểm xung yếu, vị trí không đảm bảo an toàn.

Hệ thống lưới điện của Kon Plông phần lớn đi qua các vùng rừng rậm, đồi núi cao nên vào mùa mưa bão thường xảy ra sự cố, anh em kỹ sư, công nhân ngành điện công tác ở địa bàn Kon Plông hầu như đã quen với điều này. Thế nhưng, phần đa các sự cố chỉ gây ảnh hưởng ở một vài khu vực và việc khắc phục cũng không mấy phức tạp. Riêng năm nay, mưa bão dồn dập, đặc biệt là trong cơn bão số 9, hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng với tổng thiệt hại hơn 3,3 tỷ đồng (chiếm hơn 3/4 tổng thiệt hại của hệ thống lưới điện toàn tỉnh).

Những công nhân Điện lực Kon Plông luôn nỗ lực giữ cho dòng điện thông suốt. Ảnh: T.H

 

Anh Giáp nhớ lại, đêm 27/10 và ngày 28/10,  hai chiếc điện thoại của anh liên tục đổ chuông, toàn bộ là các cuộc gọi, tin nhắn của chính quyền địa phương, già làng, thôn trưởng và cả người dân thông báo về sự cố xảy ra với lưới điện. Chỗ thì đường dây điện bị đứt do cây đổ vào, chỗ thì cột bị nghiêng, chỗ thì cột bị gãy, đổ, sạt lở…khiến anh như ngồi trên đống lửa. Toàn huyện chỉ còn thị trấn Măng Đen, xã Măng Cành và một phần xã Ngọc Tem là có điện, còn tất cả các xã đều bị mất điện với khoảng 4.000 khách hàng bị ảnh hưởng. Hàng trăm sự cố xảy ra trên toàn tuyến, trong đó, phần lớn là  sự cố xảy ra đối với tuyến đường dây trung thế.

Vì vậy, ngay sau bão tan, mặc dù trời vẫn đổ mưa, nhưng toàn bộ lực lượng cán bộ, công nhân viên của Điện lực Kon Plông đã tỏa đi các hướng rà soát, kiểm tra từng tuyến đường dây để xác định rõ các sự cố rồi lên phương án khắc phục.

“Đường đất thì sạt lở không thể đi xe, lưới điện có nhiều tuyến đi qua rừng rậm, ở điểm phải trèo đèo, vượt suối nên anh em gần như cuốc bộ hoàn toàn, nhiều điểm vượt dốc nửa ngày đường mới đến nơi. Sau khi nắm rõ từng sự cố rồi, anh em lại phải trở ra, tìm những nơi có sóng điện thoại liên lạc, báo cáo Ban Giám đốc chỉ đạo triển khai phương án xử lý. Trời mưa, nguy cơ sạt lở thường trực, nhưng chúng tôi hiểu rằng, điện là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên khắc phục sau lũ bão nên dù khó khăn, nguy hiểm cũng phải cố gắng nối thông dòng điện nhanh nhất có thể. Điểm nào tiếp cận được trước thì khắc phục trước, điểm nào hư hỏng nhẹ thì phải làm ngay, chỗ nào không đi được xe thì đi bộ, miễn là mang được vật tư, thiết bị vào để làm thì đều phải cố gắng”- anh Lê Đình Giáp trải lòng.

Cứ 5 giờ sáng, tất cả lực lượng xuất phát, chia ra các hướng thực hiện nhiệm vụ, có hôm đến tận 9- 10 giờ tối mới được nghỉ ngơi. Không quản ngày đêm dầm mưa, lấm lem bùn đất, những người thợ điện ở Kon Plông cứ miệt mài nối lại từng đường dây bị đứt, dựng lại từng cột điện gãy đổ. Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm nên chỉ sau 5 ngày sau toàn bộ lưới điện huyện Kon Plông được khôi phục, cấp điện trở lại.

Anh Phạm Văn Thảo – Đội trưởng Đội quản lý, vận hành đường dây và trạm chia sẻ: Chưa khi nào mà anh em lại làm việc trong điều kiện khó khăn, bất lợi đến thế. Nhiều điểm có sự cố nằm ngay dưới vị trí của quả đồi đang sạt lở, có những điểm sạt đến móng trụ, có điểm sạt sâu vào bên trong chỉ “chờ” đổ sụp xuống…nguy hiểm luôn rình rập. Mưa gió, đi bộ trên những đoạn đường lầy lội đã khổ, đằng này, anh em  còn phải cõng thêm rất nhiều “dụng cụ nhà nghề” như dây, lèo, sứ…vất vả vô cùng.

Anh Thái Văn Tuấn – Đội phó Đội quản lý vận hành đường dây và trạm tiếp lời: Suốt nhiều ngày, anh em thợ điện bọn mình hầu như ăn cơm trên trụ điện, vậy mà, nhiều bữa hộp cơm nóng vừa mở ra đã chan đầy nước mưa đành phải bỏ dở; rồi vắt cắn cũng không có thời gian để gỡ, chúng cắn no rồi thôi. Gian nan, vất vả là vậy, nhưng chúng tôi rất đỗi tự hào. Bởi mỗi khi xử lý xong sự cố, nghĩ đến những tiếng hò reo phát ra từ mọi nhà “a....có điện rồi, có điện rồi” là chúng tôi thấy ấm lòng.

Sau khi nối dòng điện xong, những người thợ điện ở Kon Plông lại tiếp tục nhiệm vụ rà soát, gia cố lại vị trí trọng yếu để giữ cho dòng điện thông suốt, ổn định, an toàn. Hơn nửa tháng nay, hầu hết cán bộ, công nhân Điện lực Kon Plông vẫn chưa được về nhà.

Trong mưa bão, khi thiên tai xảy ra, công việc của thợ điện nói chung và ở những người thợ điện ở vùng rừng núi Kon Plông nói riêng phải đối mặt nhiều áp lực, nguy hiểm hơn, nhưng họ luôn lặng lẽ bám sát từng ki-lô-mét đường dây, đánh đu trên các cột trụ để khắc phục mọi sự cố, giữ cho dòng điện thông suốt. Bởi, họ hiểu rằng việc chậm cấp điện trở lại sẽ gây nhiều cản trở cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các cơ quan hành chính… kéo theo sự thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người.         

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng
  • Tương lai xanh từ những tán rừng
  • Hướng mở cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sâm Ngọc Linh
  • Hiệu quả khi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm củ cho các tổ chức, cá nhân
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by