• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Vươn tới vùng sâu

17/01/2018 13:09

Đi trên những con đường mới, người dân ở những vùng sâu, vùng xa xưa nay chỉ quen băng rừng, vượt núi, ai cũng vui. Họ vui không chỉ vì có đường bê tông đẹp, mà còn bởi từ những con đường này, việc giao lưu, vận chuyển mua bán hàng hoá thuận lợi hơn và kỳ vọng sẽ đem đến cho họ một cuộc sống sung túc, ấm no…

Những ngày cuối năm, tôi lại rong ruổi dọc các con đường mới mở như đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh, Đăk Kôi - Đăk Psi. Đây là 2 con đường được tỉnh chủ trương mở băng qua những dải núi, nối thông và tạo điều kiện phát triển cho các xã vùng sâu huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy và Đăk Hà .

Trong cái rét căm căm, gió thổi ù ù, đi trên con đường mới Đăk Kôi - Đăk Psi chạy xuyên qua 2 xã đặc biệt khó khăn Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) và Đăk Psi (huyện Đăk Hà) chúng tôi cảm nhận được những đổi thay ở nơi này từ khi con đường được mở.

Đường Ngọc Hoàng - Măng Bút đi qua xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: P.N

 

Dọc hai bên đường nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên quanh sườn đồi, ẩn hiện bên vườn cà phê trĩu quả đỏ tươi hòa cùng với màu vàng óng của hoa dã quỳ báo hiệu một mùa xuân mới đang về.

Sự đổi thay ấy khiến tôi rất ngạc nhiên, bởi mới cách đây vài năm, khi tôi cùng cán bộ Sở Giao thông vận tải tỉnh băng rừng lội suối khảo sát tuyến để mở tuyến đường, đi qua các ngôi làng còn hoang sơ nghèo nàn, ấy vậy mà giờ đây đã khác hẳn.

Chủ tịch UBND xã Đăk Psi - Nguyễn Phúc Đoan nhấn mạnh: Con đường được mở qua nhiều thôn của xã ngoài việc giao thông đi lại thuận thiện, chúng tôi nghĩ triển vọng từ con đường là rất lớn, nhất là đối với du lịch. Con đường này rút ngắn được khoảng cách cho việc đi lại của người dân giữa 2 xã Đăk Psi và Đăk Kôi, tạo thuận lợi cho việc hình thành tour du lịch hấp dẫn kết nối qua con đường này với khu du lịch Măng Đen đi qua xã Đăk Psi đến chùa Kỳ Quang (Đăk Hà) và nối với đường Hồ Chí Minh lên Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

“Ở xã Đăk Psi có thác Đăk Trưa rất đẹp, xã đang xây dựng kế hoạch để khai thác làm điểm du lịch. Nếu tour du lịch này được kết nối thông qua con đường Đăk Kôi - Đăk Psi, người dân trong xã không chỉ khai thác điểm du lịch thác Đăk Trưa mà còn có dịp giới thiệu và phát triển được thương hiệu sản phẩm đặc trưng măng le Đăk Psi... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ngày càng phát triển” - ông Đoan tin tưởng.

Cũng tương tự, con đường mới được xây dựng hoàn thành Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh đã nối thông các xã vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) và Đăk Ring (huyện Kon Plông).

Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với khu vực Bắc Tây Nguyên, đi qua vùng căn cứ cách mạng Khu ủy Khu V, kết nối với các tuyến Quốc lộ 24, đường Hồ Chí Minh, đường Nam Quảng Nam, Trường Sơn Đông… tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt. Đây chính là động lực mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực còn nhiều khó khăn của tỉnh Kon Tum.

Với Măng Ri, con đường này có ý nghĩa quan trọng không chỉ phá thế đường cụt mà còn tạo thông thương với các xã vùng sâu của huyện Đăk Glei. Đặc biệt, đường đi qua 3 thôn của xã là Đăk Zơn, Long Láy và Long Hy với hàng nghìn người dân được hưởng lợi.

Đáng mừng hơn là phần lớn diện tích cây trồng với hàng trăm héc ta lúa, cà phê… của Măng Ri đều nằm dọc tuyến đường đi qua. Hơn nữa, con đường đi qua nhiều khu chăn nuôi gia súc của bà con nên rất thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán trao đổi hàng hóa, nông sản…

Ông Nguyễn Bá Thành - Chủ tịch UBND xã Măng Ri vui mừng: Từ khi con đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh được mở, việc đi lại của người dân rất thuận tiện. Người dân đi sản xuất, chăn thả gia súc, thu hoạch nông sản dễ dàng. Hai năm nay, những chiếc xe ô tô tải đã đến tận nơi thu mua nông sản của bà con, không bị tư thương ép giá như trước kia, thậm chí họ còn giành nhau thu mua. Đó là cái lợi từ con đường và điều đó càng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước khi quyết định mở con đường này.

 Đi dọc đường này, chúng tôi thấy một số người dân của 2 xã Ngọc Linh và Măng Ri đã đi lại bằng xe máy trên tuyến đường, điều mà trước đây chỉ là niềm mơ ước của người dân.

Vừa đi thăm bà con, người thân bên xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) trở về xã Ngọc Linh, gặp chúng tôi ngay trên con đường,  anh A Túc (người dân xã Ngọc Linh) vui mừng cho biết: Trước đây, khi chưa có con đường, việc đi thăm bà con giữa 2 xã gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi lần đi thăm cũng phải mất cả ngày đường băng rừng, vượt núi. Nhưng khi tuyến đường được mở, việc đi lại thuận lợi rất nhiều. Giờ mình có thể đi xe máy chỉ vài chục phút là đến nơi, không còn phải đi bộ như trước kia.

Trên đường dọc qua xã Măng Ri, chúng tôi được nghe một số người dân  kháo nhau chuyện nhà này mới mua xe máy, nhà kia mới mua mô tô, nhà nọ mới xây dựng nhà... Cũng phải thôi, có đường mới, việc vận chuyển vật liệu xây dựng dễ dàng, thuận tiện và rẻ hơn trước, nên nhiều gia đình đã xây được nhà mới, mua sắm xe máy để đi lại đỡ vất vả.

Ông Lê Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Yêu cho biết: Con đường đi qua 3 thôn Long Láy 2, Long Láy 3 và Ba Tu 1 với hàng nghìn người dân sống ven đường. Hàng hóa, nông sản của bà con làm ra xe đến tận nơi thu mua nên đỡ bị tư thương ép giá. Đặc biệt, con đường mở đã tạo thuận lơi cho người dân ở Ngọc Yêu (Tu Mơ Rông) và Măng Bút (huyện Kon Plông) giao lưu, buôn bán và thăm hỏi nhau, không phải đi đường vòng hàng trăm cây số như trước kia.

Con đường được mở, từ chỗ phải mua đắt bán rẻ, thì nay hàng hóa thiết yếu đã có người mang đến tận nơi; những sản vật làm ra cũng có người đến tận nhà mua với giá cao hơn. Những con đường mới này đang mở ra triển vọng mới, khai thác tiềm năng và lợi thế giúp những vùng quê nghèo khởi sắc. Đây sẽ là tiền đề, động lực để những huyện vùng sâu phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Xuân đang đến, cây cối đua nhau nở hoa mừng xuân. Đi trên những con đường mới, người dân tin tưởng từ con đường sẽ mang lại triển vọng mới cho cuộc sống sung túc, ấm no hơn… góp phần rút ngắn khoảng cách giữa người dân vùng sâu với người dân thành thị.

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch
  • Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Vận hội để du lịch Măng Đen vươn ra biển lớn
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by