• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Xuân về trên xã biên giới Đăk Nhoong

30/01/2019 06:25

​Những ngày cuối năm, chúng tôi có chuyến công tác về xã biên giới Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei). Đi qua các thôn, làng ở xã biên giới nơi đây, sắc xuân đang tràn ngập. Cảnh sắc núi non hùng vĩ và hoa cỏ mùa xuân trải khắp triền đồi, khiến chúng tôi quên cả cái lạnh về chiều buốt thịt da.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hội, cán bộ vận động quần chúng Đồn Biên phòng Đăk Nhoong trực tiếp đưa chúng tôi đến thăm các hộ dân ở thôn Đăk Ga (xã Đăk Nhoong) dự báo tin vui: Chắc chắn năm nay, bà con sẽ ăn tết vui hơn mọi năm, vì mấy mô hình Đồn Biên phòng hỗ trợ như trồng sâm dây, trồng bời lời, nuôi bò sinh sản… đến nay đều đã cho thu nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đưa chúng tôi ghé thăm hộ gia đình anh A Mo - một trong những hộ gia đình được Đồn Biên phòng Đăk Nhoong giúp đỡ trồng sâm dây đến nay đã thoát được nghèo. Thấy cán bộ Đồn Biên phòng ghé thăm, A Mo đang đục đẽo mấy cây gỗ phía hiên nhà ra chào khách. Anh khoe: Mình đang đóng khung gỗ chuẩn bị qua năm dựng căn nhà mới cho rộng rãi hơn.

Vợ chồng A Mo và Y Nhảy lấy nhau được hơn 15 năm nay. Ngày trước, vì không biết cách làm ăn, việc trồng trọt chỉ trông chờ vào cây lúa, cây mì nhưng do không biết cách chăm sóc nên cũng chẳng đủ ăn. Bắt đầu từ năm 2013, vợ chồng A Mo được Đồn Biên phòng Đăk Nhoong hỗ trợ trồng 1ha bời lời và đến năm 2014 hỗ trợ trồng tiếp 5 sào sâm dây. Nhờ chịu khó chăm sóc cho cây trồng, chăm chỉ làm ăn nên năm đầu tiên trồng sâm dây, vợ chồng A Mo đã thu nhập được hàng chục triệu đồng.

Thăm vườn bời lời của anh A Mo (phải)

 

Năm 2015, vợ chồng A Mo tiếp tục đầu tư trồng thêm 1 sào sâm dây, 2 sào bời lời và mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng 1ha cà phê. Năm 2016, gia đình A Mo đã thoát nghèo. Bản thân A Mo được bà con dân làng bầu làm Thôn trưởng.

A Mo phấn khởi: Nhờ có cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng giúp đỡ, gia đình tôi đã thoát được nghèo. Năm 2018, hai vợ chồng đã chuẩn bị đủ mọi điều kiện để qua Tết Nguyên đán Kỷ Hợi dựng lại nhà mới cho khang trang, sạch đẹp hơn.

 Rời hộ gia đình A Mo, chúng tôi ghé thăm hộ gia đình anh A Bảy (cùng ở thôn Đăk Ga). Anh A Bảy phấn khởi: Gia đình tôi luôn biết ơn Bộ đội Biên phòng. Nhờ có Bộ đội Biên phòng mà gia đình đã biết cách làm ăn, xóa được đói, giảm được nghèo. Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng mì, trồng lúa, sau khi được Đồn Biên phòng hỗ trợ 1 con bò chăn nuôi, trồng 5 sào sâm dây, 1ha bời lời và vận động vay vốn Ngân hàng Chính sách đầu tư trồng thêm 2ha cà phê, năm 2017, gia đình tôi đã thoát nghèo.

Không chỉ thoát được nghèo, năm 2017, gia đình anh A Bảy còn xây được nhà mới trị giá 250 triệu đồng. Và vui hơn khi cùng năm này, đứa con trai đầu của vợ chồng anh đã thi đậu vào Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Và nhờ vào các mô hình kinh tế do Đồn Biên phòng hỗ trợ, vợ chồng A Bảy mới có đủ tiền cho con đi học.

A Bảy nắm chặt tay thiếu tá Nguyễn Văn Hội mà nói: “Nhờ có Bộ đội Biên phòng, trực tiếp là bộ đội Hội (Thiếu tá Nguyễn Văn Hội được phân công phụ trách giúp đỡ gia đình A Bảy - PV) mà gia đình tôi mới có được như ngày hôm nay. Khi nào gia đình cần giúp đỡ, bộ đội Hội đều có mặt; từ việc trồng trọt đến chăn nuôi, dựng nhà mới… Vì vậy, gia đình tôi xem bộ đội Hội như người nhà của mình vậy”.

Nghe A Bảy chia sẻ, Thiếu tá Nguyễn Văn Hội nở nụ cười hiền: Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn xác định Đồn là nhà, biên giới là quê hương. Để quê hương phát triển, từng cán bộ, chiến sĩ của Đồn đều phải chung tay cùng với chính quyền địa phương giúp bà con nhân dân xây dựng cuộc sống ngày một khởi sắc. Và không có gì vui mừng hơn khi được chứng kiến sự thay đổi trong nhận thức và những nỗ lực vươn lên thoát nghèo của bà con vùng biên nơi đây.   

Đại úy Phí Ngọc Dũng - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đăk Nhoong cho biết, thực hiện kế hoạch giúp hộ khó khăn trên địa bàn xã biên giới Đăk Nhoong, trong những năm qua, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong đã giúp 3 hộ gia đình ở thôn Đăk Ga là gia đình A Mo, A Bảy, A Phăn xây dựng mô hình trồng bời lời (mỗi hộ 1ha) kết hợp với mô hình trồng sâm dây (mỗi hộ 5 sào) để phát triển kinh tế. Đến nay, 3 hộ gia đình đã thoát được nghèo và làm được nhà mới.

Ngoài ra, từ nguồn vốn hỗ trợ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, từ năm 2008, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong cũng đã triển khai hỗ trợ 15 con bò sinh sản cho 15 hộ gia đình trên địa bàn xã phát triển chăn nuôi theo hình thức luân chuyển. Đến nay, đàn bò phát triển được 68 con/36 hộ gia đình; kết quả đã có 8 hộ gia đình thoát được nghèo.

Từ hiệu quả của các mô hình giúp dân phát triển kinh tế của Đồn Biên phòng Đăk Nhoong, đến nay, chính quyền xã Đăk Nhoong cũng đã nhân rộng cho các hộ nghèo trên địa bàn xã: vận động bà con phát triển được 40.000 gốc sâm dây, 18ha cà phê, 471ha bời lời, phát triển đàn bò 824 con…; qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 40% (2015) xuống còn 30,5% (năm 2018) - Đại úy Phí Ngọc Dũng thông tin.

Hướng dẫn các hộ gia đình trồng mới diện tích sâm dây

 

Còn theo Thôn trưởng A Mo, với thôn Đăk Ga, ngoài trồng lúa và mì, đến nay, bà con trong thôn cũng đã phát triển được 8ha cà phê, 16ha bời lời, hàng chục hộ gia đình đã trồng sâm dây (mỗi gia đình từ 2-6 sào), giảm tỷ lệ hộ nghèo của thôn xuống còn 29,7%, riêng năm 2018 cả thôn giảm được 9 hộ nghèo…

Trở về Đồn Biên phòng Đăk Nhoong, sau bữa cơm tối với cán bộ, chiến sĩ của Đồn, chúng tôi càng vui hơn khi nghe các anh “bật mí” về kế hoạch phối hợp với Đảng ủy, chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh” dịp Tết Nguyên đán năm nay, trong đó sẽ hỗ trợ 200 kg nếp (từ nguồn hỗ trợ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) và cùng tham gia với bà con trong xã gói bánh chưng vui xuân đón tết đầm ấm.

Bài, ảnh: Tú Quyên

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by