• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3   

Nét đẹp đời thường

Cán bộ mặt trận thôn năng động

21/02/2023 06:05

Đến lập nghiệp vào những ngày huyện Ia H’Drai còn gian khó, anh Nông Văn Kế (37 tuổi) - Trưởng ban công tác mặt trận thôn 8, xã Ia Đal đã cùng nhiều người dân trong thôn nỗ lực đánh thức vùng biên. Giờ đây, bà con thôn 8 có cuộc sống ổn định, diện mạo khu dân cư đã thay đổi, ai nấy đều quý trọng nhiều hơn anh Nông Văn Kế, bởi sự gần dân, tận tụy, luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.

Rời tỉnh Tuyên Quang đến xã Ia Đal làm kinh tế vào năm 2013, gia đình anh Nông Văn Kế ấp ủ mong ước về cuộc sống đủ đầy trong tương lai. Trong kí ức của anh Kế, Ia Đal ngày đấy là dải đất biên cương hoang hóa, khốn khó vô cùng. Hệ thống điện – đường – trường – trạm chưa được quan tâm đầu tư. Gia đình anh cũng như nhiều gia đình trẻ khác đến đây làm công nhân cao su, sinh sống trong dãy nhà tập thể ọp ẹp. Không ít người mong muốn tích góp được khoản tiền rồi quay về quê sinh sống, chứ không mặn mà với vùng đất nhiều gian khó này.

Anh Nông Văn Kế (trái) là cán bộ mặt trân tận tụy, gương mẫu. Ảnh: V.T

 

Anh Kế nhớ lại: Khi đến đây làm việc, thu nhập của 2 vợ chồng được 10 triệu đồng một tháng, cao hơn nhiều ở ngoài quê. Nhiều đôi vợ chồng cứ muốn tích góp tiền rồi trở về quê, còn tôi lại muốn dựng nhà để vợ con ổn định cuộc sống. Chính vì thế, sau hơn 1 năm lao động, tôi dùng số tiền dành dụm được, tận dụng thêm ván gỗ cũ dựng một căn nhà trong niềm hân hoan của gia đình.

Có nhà ở, vợ chồng anh Kế tiếp tục phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, Năm 2015, được sự cho phép của công ty về việc tận dụng đất bờ lô hợp thủy trồng cây, vợ chồng anh Kế nỗ lực khai hoang và trồng được 1ha cà phê, 1ha điều.

Anh Kế tâm sự: Thấy tôi ra làm nhà ở rồi khai hoang trồng cây, nhiều gia đình trẻ khác cũng làm theo. Họ không còn nuôi ý định quay về quê sinh sống, bởi họ biết có đất trồng cây là sẽ có thêm thu nhập, họ bắt đất đẻ ra tiền.

Sau năm ấy, nhiều ngôi nhà ván được dựng lên, nhiều vườn cây cà phê, cây điều dần thay thế những đồi le, nứa rậm rạp. Anh Nông Văn Kế cùng nhiều người dân trong thôn học hỏi, chia sẻ kiến thức trồng và chăm sóc cây. Giờ đây, ngoài thu nhập từ lương công nhân cao su của 2 vợ chồng, mỗi năm gia đình anh lãi hơn 100 triệu đồng từ vườn cây. Trừ mọi chi phí, mỗi năm vợ chồng anh Kế thu nhập hơn 200 triệu đồng, là tấm gương trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Không chỉ giỏi việc nhà, anh Nông Văn Kế còn là cán bộ mặt trận gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với việc chung. Được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ban công tác mặt trận thôn 8 vào năm 2016, anh Kế luôn nỗ lực, đồng hành cùng chính quyền địa phương giúp người dân phát triển đời sống.

Đơn cử như việc xóa hủ tục ở địa phương. Anh Kế kể, ở thôn 8 chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống, bà con còn nặng nề hủ tục “cầm vía”. Hễ ngoài đời, người dân tộc Thái gặp chuyện vui, hay rủi ro, xui xẻo hoặc trong giấc mơ, họ thấy những điều kém may mắn là sẽ tổ chức “cầm vía”. Trước đây, lễ này được bà con tổ chức rất lớn, mổ heo, mổ bò mời cả làng ăn uống, gây lãng phí, mất thời gian.

Để bà con nâng cao nhận thức, anh Kế đã cùng cán bộ địa phương thường xuyên lồng ghép vào các buổi họp thôn, phân tích những mặt ưu và nhược mỗi khi tổ chức lễ “cầm vía”. Giờ đây bà con đã hiểu, giảm quy mô tổ chức lễ, thu gọn lại bằng mâm cơm gia đình, không còn tốn kém, lãng phí như trước đây.

Cùng với việc xóa hủ tục, anh Nông Văn Kế còn cùng chính quyền địa phương nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Theo Nghị quyết của Đảng ủy xã Ia Đal, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong thôn phải nỗ lực phấn đấu đưa thôn 8 về đích nông thôn mới vào cuối năm 2021.

Sau nhiều năm sâu sát gần dân, vận động bà con trồng các cây hiệu quả trên đất bờ lô hợp thủy, tham gia mô hình “bò sinh sản” do thôn triển khai, nhiều hộ dân đã nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn thôn 8 còn 5/77 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người hơn 32,5 triệu đồng/năm. Năm 2021, từ nguồn hỗ trợ 5 triệu đồng của xã, anh Kế tham gia vận động đóng góp tiền của, công sức của người dân, lắp đặt 26 trụ đèn thắp sáng gần 2km đường, phục vụ cho người dân đi lại về đêm. Bà con thôn 8 phấn khởi khi thôn mình cán đích nông thôn mới đúng hẹn.

Chị Nguyễn Thị Thuận – Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết: Anh Nông Văn Kế là một cán bộ gương mẫu, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng đồng thuận của người dân, giờ đây diện mạo thôn 8 đã thay đổi, cuộc sống bà con vùng biên được cải thiện và nâng cao.

VĂN TÙNG

   

Các tin khác

  • Dòng họ Xiêng Var hiếu học
  • “Đầu tàu” thôn Mô Bành II
  • Nỗ lực vượt khó của sinh viên Y Dấp
  • Người trưởng thôn gương mẫu
  • Nữ cán bộ thôn tận tâm với công việc
  • Gương sáng cô giáo vùng cao
  • Nữ cán bộ gương mẫu
  • Tổng phụ trách Đội nhiệt huyết, yêu nghề
  • Gương sáng A Thảo
  • Miệt mài “gieo chữ” ở Ngọc Linh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Lực lượng xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Kỳ họp lần thứ 16
  • Hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước
  • Hội thảo khoa học quốc tế “Thương mại và phân phối”
  • Vận chuyển trái phép chất ma tuý, nhận án 20 năm tù
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by