Tại ngã tư đường Nguyễn Viết Xuân - Thi Sách (thành phố Kon Tum), nước từ miệng hố ga phụt lên chảy thành dòng lênh láng trên mặt đường, xuất hiện rêu xanh rất nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.
Trong thời gian gần đây, dọc hai bên Quốc lộ 40, đoạn qua xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi) xuất hiện nhiều bãi rác lộ thiên, không những ô nhiễm môi trường mà còn gây phản cảm, làm mất mỹ quan tuyến đường huyết mạch nối Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với Quốc lộ 14 và Quốc lộ 14C.
Nhiều người dân ở khu vực đường Nguyễn Thiện Thuật nối dài, thuộc tổ dân phố 2, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) đã phản ánh như vậy. Người dân nơi đây cho rằng, dù trong thời điểm mùa mưa, sử dụng ít các thiết bị điện song tiền điện vẫn cao ngất ngưởng, tăng lên nhiều so với những tháng mùa khô.
Hàng loạt hộ dân ở xã Đăk Cấm và các vùng lân cận được thị xã Kon Tum trước kia (nay là thành phố Kon Tum) cấp đất trên giấy. Đã nộp tiền, có quyết định giao đất nhưng khi ra thực địa lô đất trên đã được cấp cho người khác, nhiều lô đất được cấp cho 3-4 bìa đỏ… là thực trạng chung trong suốt hơn 20 năm qua. Nhiều ý kiến, kiến nghị của người dân xã đã được gửi đến các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải.
Sinh ra không có đôi tay, nhưng cô bé Y Julye ở làng Kon Đrei, xã Đăk Blà đã sớm chứng tỏ chí tự lực, vươn lên. 3 tuổi, bé biết dùng chân xúc cơm ăn, 5 tuổi nằng nặc đòi vào lớp mẫu giáo ở làng… Rồi đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, nhặt rau, rót nước… Y Julye đều tự làm bằng chính đôi chân nhỏ bé, yếu ớt.
Đã 10 năm qua, người dân ở tổ dân phố 10, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) sống trên mảnh đất được quy hoạch chi tiết “treo”. Tuy nhiên, điều đáng buồn là gần 200 hộ dân nơi đây không hề hay biết các quy hoạch chi tiết này như thế nào nên luôn sống trong phập phồng, âu lo... Nhiều kiến nghị đã được người dân phản ánh qua các buổi tiếp xúc cử tri cấp thành phố, tỉnh nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Trên đường Hoàng Thị Loan ở phường Quang Trung (thành phố Kon Tum), đoạn bên cạnh Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, do tấm đanh đậy trên cống thoát nước bị gãy, tạo ra một hố sâu với bề ngang 1m, rộng 1,5m, chiều sâu ước khoảng 2m. Mỗi khi tan trường, rất đông học sinh qua lại nơi này.
Lặng lẽ đến tận các điểm trường tại hai xã Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei),các bạn trong đoàn từ thiện Gánh hàng xén cho trẻ em vùng cao (TP Hồ Chí Minh) tận tay trao những phần quà thiết thực, động viên, chia sẻ, tiếp bước giúp các em đến trường.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Rẫy có 13 công trình hồ chứa, đập dâng phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm héc ta cây lúa và hoa màu các loại, trong đó có những công trình đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Năm nay, lần đầu tiên, ở xã nghèo Mường Hoong (huyện Đăk Glei) có 2 em A Vang và Y Hồng trúng tuyển nguyện vọng 1 vào đại học. Các em mừng, gia đình mừng, dân làng cũng mừng theo. Thế nhưng, niềm vui chưa kịp nhen lên thì nỗi buồn đã ập đến. Tiền đâu để đi, tiền đâu để nộp học ban đầu… những câu hỏi chưa có lời đáp ấy đã khiến ước mơ được ngồi trên giảng đường của 2 em đang dần khép lại...
Những năm gần đây, sau khi trung tâm huyện lỵ mới của Kon Rẫy được xây dựng và chuyển xuống khu vực 2 xã Đăk Ruồng và Tân Lập, cử tri trên địa bàn các xã này có nhiều ý kiến về vấn đề đất đai như: chuyển đổi quyền sử dụng đất hay công tác đền bù...
Hàng trăm người dân ở hai làng Kon Gung và Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà đang đối diện với nguy hiểm vì hàng ngày họ phải lội bùn, vượt sông sang nơi sản xuất. Tình trạng này đã tồn tại gần 10 năm, kể từ khi nhà máy thủy điện Plei Krông được xây dựng...
Những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm gia đình của chị Nguyễn Thị Tú (SN 1965) ở số nhà 53 đường Đào Duy Từ, phường Trường Chinh (TP.Kon Tum). Ngôi nhà của 3 mẹ con chị cũng là quán tạp hóa nhỏ - nguồn thu nhập chính của gia đình. Chị Tú- người phụ nữ mang trong người nhiều căn bệnh, nước mắt cứ chảy ròng khi kể về hoàn cảnh của gia đình, nhất là nghị lực của những đứa con.
Những ngày giáp Tết Bính Thân này gia đình chị Y Pip (47 tuổi, người dân tộc Hà Lăng), trú tại làng Kram, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) tràn ngập niềm vui. Ấy là bởi chị được dọn về ngôi nhà mới khang trang, được xây dựng từ sự đóng góp của những tấm lòng thơm thảo.
Bà cụ đã hơn 80 tuổi rồi, sống neo đơn một mình mà hàng ngày vẫn lụi cụi đi vận động mọi người góp tiền giúp người nghèo; rồi lặn lội lên tận các thôn, làng ở Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông… tặng quà
Cháu bé tội nghiệp ấy là Lưu Quỳnh Anh (7 tuổi), con của anh Lưu Văn Tân và chị Phạm Thị Thơm hiện đang cứ trú ở tổ dân phố 6, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi.
Quỹ Bảo trợ trẻ em, Sở LĐ-TBXH vừa có Công văn số 369/SLĐTBXH-QBTTE về việc triển khai chương trình khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và tật vận động.
Khát khao được tới thăm Di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với câu chuyện vượt ngục ly kỳ của nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu đã thành hiện thực, vậy mà có chút gì đó cứ khiến tôi băn khoăn…
Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ nhất năm 2014 đề nghị các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương, các nhà báo trong và ngoài nước lựa chọn, gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ nhất năm 2014 (lĩnh vực báo chí)
Ngày 10/2, Báo Kon Tum phối hợp với Công ty BHNT Prudential trao quà cho các hộ nghèo ở xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) - xã kết nghĩa của Báo Kon Tum theo Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đoàn đã trao 30 suất quà, gồm: dầu ăn, mì tôm, bột ngọt, bánh kẹo… cho 30 hộ nghèo.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.