Theo đồ án quy hoạch chi tiết, Khu trung tâm Chính trị- Hành chính thị trấn huyện lỵ huyện Kon Rẫy được đặt tại thôn 1, thôn 2 của xã Tân Lập và một phần của xã Đăk Ruồng. Để thực hiện đồ án, các hộ dân nằm trong khu vực lần lượt được di dời và tái định cư theo các giai đoạn. Tuy nhiên, gần 10 năm trôi qua nhưng nhiều hộ dân trong diện tái định cư vẫn thấp thỏm lo âu, chưa thể an cư để lập nghiệp.
Đã nhiều năm qua, kể từ khi khu dân cư Phú Gia thuộc phường Quang Trung, thành phố Kon Tum được xây dựng và đưa vào sử dụng đến nay, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân trong khu dân cư này chảy tràn ra đường, chảy đến đường Huỳnh Đăng Thơ gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc đi lại.
Thời gian qua, các quán cà phê trên địa bàn thành phố mở nhạc sống (hát cho nhau nghe), mở nhạc DJ với cường độ âm thanh lớn đã gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Mặc dù biển “yêu cầu trả đồng hồ về số 0 trước khi bơm” được dán trên các trụ bơm xăng, thế nhưng, hầu hết nhân viên ở các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn bơm nối vòi khi bán xăng cho khách hàng.
Những tưởng không có tiền mới khổ, nhưng có tiền trong tài khoản mà lại không lấy được do trên địa bàn không có “cây rút tiền” thì cũng khổ không kém. Chuyện thật như đùa này đang xảy ra ở huyện Tu Mơ Rông kể từ khi thực hiện trả lương cán bộ công chức qua tài khoản ATM.
Chợ Đăk Tô được nâng cấp từ năm 2012, là chợ hạng 2, gồm 201 sạp với 189 hộ kinh doanh. Sau khi đưa vào sử dụng được vài năm, ngoài các ki ốt, nhà lồng chính vẫn đảm bảo thì tại khu vực nhà lồng tươi sống xuất hiện nhiều bất cập, gây khó khăn cho các hộ kinh doanh và người đi mua hàng.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp diễn ra trong thời gian vừa qua, cử tri phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum đã nhiều lần có ý kiến về việc sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn.
Có những người “câu like” chỉ vì thích được like, nhưng đa số những người dựng chuyện “câu like” vì muốn nổi danh. Nhưng khi “câu like” mấy ai nghĩ rằng, những kiểu “câu like” đó là mầm nống sinh ra tội phạm.
Nhiều đoạn trên tỉnh lộ 671 qua thành phố Kon Tum đang bị các xe tải chở đất, vật liệu xây dựng…băm nát, có đoạn không thể nhận ra đó là đường nhựa nữa. Bức xúc, người dân đã kiến nghị nhiều lần và Báo Kon Tum cũng từng phản ánh, thế nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn...
Hàng ngày có tới hàng chục con bò của người dân thường xuyên đi trên thảm cỏ xanh và ăn hoa trên bồn hoa chạy giữa hai làn đường của đường Phạm Văn Đồng gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị.
Trưa 2/11, chúng tôi đi trên Quốc lộ 40 nối thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) với Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, đoạn qua xã Đăk Xú và nhận thấy những bãi rác lộ thiên 2 bên đường đã “biến mất”, con đường trở nên sạch đẹp, thoáng đãng, khác hẳn với hình ảnh con đường ô nhiễm, mất mỹ quan do rác thải mà Kon Tum Oline đã phản ánh ngày 7/10.
Sim điện thoại tôi mua cách đây hơn 1 tháng, có đăng ký hẳn hoi. Bỗng dưng một ngày xấu trời xuất hiện số lạ gọi vào tự xưng là nhân viên Công ty PPF (Home Credit), hỏi tôi có phải người nhà của L.T.T không.
Đập Đăk Rơn Ga được phê duyệt xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân ở 2 xã Tân Cảnh, Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô). Song 2 năm nay, kể từ khi đập tích nước cũng là lúc con đường đi vào khu sản xuất của 40 hộ dân ở thôn 4, xã Tân Cảnh ngập trong lòng hồ. Không có đường, việc đi lại sản xuất khoảng 200ha cây trồng của người dân nơi đây bị ách tắc, trì trệ.
Sau khi Báo Kon Tum online phản ánh tình trạng nước chảy lênh láng trên đường tại ngã tư Nguyễn Viết Xuân- Thi Sách (thành phố Kon Tum), đơn vị chức năng đã kiểm tra, sửa chữa khắc phục.
Sau khi Báo Kon Tum online phản ánh về việc công trình bưu chính viễn thông tại Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y bỏ hoang, đơn vị chủ quản là Viễn thông Kon Tum đã đi kiểm tra và chỉ đạo tiến hành sửa chữa, khắc phục.
Ngày 13/10, Báo Kon Tum tiếp nhận công văn 2145/UBND-TH ngày 5/10/2016 của UBND thành phố Kon tum về việc tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí phản ánh qua 2 tác phẩm “Đi “săn” gỗ trắc” và “Thành phố Kon Tum cần sớm giải quyết dứt điểm việc “cấp đất trên giấy” cho dân”.
Tỉnh ta sở hữu kho tàng phong phú, đa dạng về các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ. Đứng trước nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại, nhiều nghệ nhân, già làng đã có nhiều tâm huyết, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để thanh âm của các loại nhạc cụ truyền thống mãi ngân vang.