Dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng nhiều điểm bất hợp lý, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh vẫn chưa được khắc phục. Vì vậy, trên dọc tuyến đường này vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông tại những điểm bất hợp lý trên.
Không giấy phép xây dựng, nằm ngoài quy hoạch và hàng loạt những cái không khác, nhưng mấy năm qua, Xưởng chế biến và sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Khiêm Khang (tổ 2, phường Duy Tân) vẫn ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...
Vì không có nguồn kinh phí bố trí cho việc duy tu, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nên các điểm sạt lở trên đường giao thông liên thôn ở địa bàn xã Mường Hoong và các cầu treo dân sinh bắc qua sông Đăk Mỹ cũng bị hư hỏng nặng vẫn chưa được khắc phục...
Các ý kiến của cử tri phường Duy Tân, thành phố Kon Tum đề nghị Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum sớm có kế hoạch đầu tư hệ thống cấp nước đến toàn thể khu dân cư và ý kiến đề nghị UBND tỉnh xem xét lại việc thu phí nước xả thải của Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum...
Sau khi Báo Kon Tum online ngày 10/4 phản ánh về hai chiếc máy ATM của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Kon Tum đặt trước cổng Bưu điện tỉnh (đường Lê Hồng Phong - thành phố Kon Tum) bị hư hỏng, BIDV Kon Tum đã tiến hành sửa chữa, khắc phục.
Khoảng hơn 11h, ngày 10/4, cả hai chiếc máy ATM của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Kon Tum trước cổng Bưu điện tỉnh (đường Lê Hồng Phong - thành phố Kon Tum) đều thông báo tạm ngừng phục vụ.
Vừa qua, Tòa soạn Báo Kon Tum nhận được đơn thư kêu cứu của các ông: Nguyễn Thanh Hồng; Huỳnh Văn Bân cùng ở thôn Nghĩa Tân, xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy và Hà Văn Tích ở 1/3 đường Đinh Công Tráng, thành phố Kon Tum. Những người đứng tên trong đơn cho rằng, số cà phê họ đã ký gửi cho vợ chồng ông Nguyễn Minh Trí và bà Hoàng Mộng Linh ở 203 - Hà Huy Tập (thành phố Kon Tum), nhưng bị vợ chồng này lạm dụng tín nhiệm trong việc ký gửi cà phê, rồi chiếm đoạt.
Muốn có điện, người dân tự bỏ tiền mua dây, dựng cột gỗ, tre; kéo đường dây dài 400- 500m về nhà. Sau nhiều năm sử dụng, hệ thống đường điện tự tạo đã xuống cấp, dây điện như một mớ mạng nhện sà ngay xuống đầu; cột điện có thể ngã đổ bất cứ lúc nào, hàng trăm hộ dân đang hằng ngày “đùa” với… điện.
Sau khi Báo Kon Tum phản ánh tình trạng thả rông gia súc tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum) vào tháng 12/2016, chính quyền địa phương đã cắm biển cấm, nhưng thời gian gần đây tình trạng này lại tái diễn, gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị.
Thời gian qua, lực lượng chức năng của tỉnh liên tục phát hiện những bãi gỗ vô chủ và những vụ vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra trên địa bàn tỉnh. Điều đó cho thấy vẫn còn lỗ hổng trong công tác quản lý bảo vệ rừng…
Sân vân động trung tâm huyện Ngọc Hồi dù được đầu tư tiền tỉ nhưng chất lượng công trình rất kém, theo thời gian mặt sân không còn như hiện trạng ban đầu, không đảm bảo để thi đấu bóng đá. Đến nay đã bị bỏ hoang...
Chị Thủy và bé Thu hiện đang sống trong một căn phòng thuê chừng mười mấy mét vuông ở thôn Kon Tu 1, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum). Dù nghèo khó, bệnh tật nhưng hai mẹ con vẫn luôn cố gắng vượt lên nỗi đau, số phận để nuôi dưỡng những ước mơ bình dị…
Đến nay, gói thầu số 7, công trình Tiểu dự án Quốc lộ 24 đoạn qua xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) còn 11 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Mặc dù chính quyền và các ngành chức năng đã tổ chức nhiều buổi đối thoại, làm việc trực tiếp vận động, nhưng vẫn chưa tìm được sự thống nhất...
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đậu xe trái quy định… diễn ra tràn lan tại một số tuyến phố phường Quyết Thắng đang gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến trật tự văn minh đô thị.
Những ngày cận kề ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, trước số nhà 29 đường Nguyễn Trãi, phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum) xuất hiện một quầy hàng miễn phí dành cho người nghèo với dòng chữ “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu xin đến nhận”. Quầy hàng này là địa chỉ kết nối những hành động sẻ chia mang đầy tính nhân văn. Chính vì thế, nơi đây lúc nào cũng đông người ghé đến để cho và nhận quần áo, đồ dùng đã cũ và nó thật sự trở thành điểm hẹn lan tỏa tình người…
Trong nhiều năm qua, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư của Trung ương và địa phương, chính quyền thành phố Kon Tum đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng, duy tu, sửa chữa hệ thống mương thoát nước trên địa bàn. Tuy nhiên, do đầu tư xây dựng qua nhiều năm nên các mương thoát nước đô thị đã xuống cấp trầm trọng, nhiều nắp hố ga, tấm đan bị hư hỏng…
Chị Y Senh ở làng Xộp, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) hiện có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị nuôi 3 đứa con nhỏ. Bản thân chị Y Senh cũng đang bị bệnh thận rất nặng.
Sau chuyện bò nghênh ngang... dạo phố, nhiều người dân thành phố Kon Tum lại chứng kiến cảnh đàn bò nhởn nhơ “dạo chơi”, gặm cỏ tại Quảng trường 16/3. Đề nghị chính quyền địa phương sớm có biện pháp chấn chỉnh.
Mấy ngày qua, dọc một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Kon Tum, chúng tôi thấy tình trạng đèn điện đường vẫn bật sáng dù là ban ngày. Đề nghị ngành chức năng có biện pháp khắc phục, tránh lãng phí.
Bao giờ đường mới làm xong? Đó là câu hỏi và cũng là băn khoăn của người dân khi nhắc đến con đường từ Sê San 3 đi Quốc lộ 14C (hay còn gọi là tỉnh lộ 675A). Bởi, dù đã thi công 7 năm nay nhưng con đường vẫn còn dang dở.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.