Có lẽ, ai đã từng qua một thời cắp sách đến trường hẳn không thể nào quên không khí rộn ràng, náo nức của ngày khai giảng năm học mới sau mấy tháng nghỉ hè. Với tôi, ngày khai trường luôn để lại kỷ niệm đẹp, khó có thể mờ phai.
Việc chuyển tuyến đã được các bệnh viện và các cơ sở y tế ở các huyện, thành phố trong tỉnh quan tâm và xây dựng quy chế chuyển tuyến nội bộ địa phương, bảo đảm việc chuyển lên, chuyển xuống, chuyển ngang tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
Chưa khắc phục xong hậu quả cơn lũ quét ở huyện biên giới Ia H’Drai, mấy ngày nay, lại thêm vùng khó Tu Mơ Rông, Đăk Glei… hứng chịu thiệt hại do mưa lũ.
Khác với tiếng rao gọi mời tha thiết của bác bánh bao ở Huế, những ngày ở Kon Tum mình lại ấn tượng vô cùng với tiếng rao của bác bán bánh giò. Trong âm thanh hối hả của phố phường, mỗi lần nghe tiếng rao “Giò…” khàn đục, kéo dài của bác, mình lại dỏng tai lắng nghe...
Tôi rất bất ngờ trước sự bình tĩnh của đứa cháu khi đón nhận thông tin thiếu điểm để vào học tại các trường Y khoa - lĩnh vực mà cháu tôi yêu thích. Trong khi bố mẹ rầu rĩ, nghe ngóng hy vọng vào xét tuyển đợt 2 thì nó chủ động xin được đi làm thêm và ôn luyện để sang năm thi lại...
Lặng nhìn những cơn mưa tháng Bảy dầm dề, nặng hạt, tôi lại nhớ lần về xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà). Đó cũng là vào một ngày tháng bảy cách đây đã mấy năm…
Tháng Bảy, mưa sụt sùi cả đất trời. Mưa rơi, lúc nặng hạt, khi tí tách như bày tỏ niềm thương cảm, tiếc nhớ, tri ân những người đã nằm xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân...
Đang trong thời điểm mùa mưa nhưng khoảng 10 hộ dân ở thôn Kon Klôk, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà vẫn thấp thỏm lo lắng thiếu nước dẫn vào ruộng. Ngoài việc trông chờ mưa, người dân phải tìm cách bắc ống dẫn nước để “cứu sống” những đám ruộng.
Đọc những dòng tâm sự của em Lưu Thị Phước – học sinh lớp 12A1, Trường THPT Kon Tum trong bài “Tâm sự của một học sinh Kon Tum trước những thông tin về kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018” đăng trên Báo Kon Tum online, tôi chợt thấy nghèn nghẹn, ngậm ngùi.
Ngày 20/7/2018, trên một số báo điện tử có thông tin cho rằng điểm thi khối B của Kon Tum cao bất thường và nghi ngờ có gian lận, thông tin này đã tạo ra một không khí nghi ngờ không đáng có; bản thân em là học sinh của tỉnh Kon Tum, em rất buồn và qua trao đổi, một số bạn cùng lớp của em cũng không đồng tình với các ý kiến này.
27/7 năm nào cũng vậy, cả vào dịp lễ, tết nữa, chị Tú ở thành phố Kon Tum đều dẫn hai cậu con trai đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Ngục Kon Tum. Chị nói rằng, đối với thế hệ trẻ bây giờ, lịch sử tưởng như rất xa xôi, nhưng khi có nhân chứng, có hiện vật, có hình ảnh làm bằng chứng thì lại trở nên sống động vô cùng.
Đã lâu, chúng tôi mới trở lại nơi này. Làng Kon Tum Kpâng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) nằm bên con đường lớn dẫn vào cầu treo Kon Klor mà mọi người biết tiếng, cách phố phường nhộn nhịp chẳng bao xa.
Thiếu không gian sinh hoạt, giải trí công cộng miễn phí, dành riêng cho trẻ em, ngày hè, các em thường tìm đến các cửa hàng dịch vụ internet để xem phim, chơi game online mà không có người thân định hướng về nội dung và giới hạn thời gian sử dụng. Điều này rất nguy hại, cần có sự vào cuộc kiểm tra, siết chặt quản lý của ngành chức năng, sự quan tâm của phụ huynh, để trẻ em không bị sa đà dẫn đến nghiện các trò chơi điện tử, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Đã nhiều năm nay, người dân ở làng Đăk Kon (xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô) và thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) phải “đánh vật” trên đoạn đường hơn 1km nối 2 địa phương. Đoạn đường này, vào mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi đất mù trời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân…
Nghệ nhân A Biu (73 tuổi), dân tộc Xơ Đăng, thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) được nhiều người biết đến không chỉ là nghệ nhân giỏi đan lát, tạc tượng gỗ mà còn là nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi. Dù tuổi đã cao nhưng ông luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.