Trung thu đến. Tiếng reo vui náo nức ấy luôn đi liền với nhịp trống lân rộn ràng- một “món ăn tinh thần” không thể thiếu, ngoài đèn lồng xanh đỏ, bánh Trung thu ngon ngọt…
Dù đã qua lâu rồi cái thời niên thiếu nhưng mỗi mùa Trung thu đến, nghe tiếng trống lân giục giã, nhìn thấy nhiều gian hàng bày bán lồng đèn, bánh Trung thu, tôi lại thấy háo hức đến lạ, nhớ về Trung thu những ngày thơ bé của mình ở vùng quê nghèo. Trung thu chỉ có chiếc đèn ông sao được cả đám con nít trong xóm tập trung làm bằng các nan tre rồi tự tay mình cắt dán bằng những tờ giấy bóng xanh đỏ để tối đến cùng nhau rước đèn trên đường làng.
Tuổi thơ tôi gắn bó với một vùng quê nghèo, cuộc sống của người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Trừ những năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống bớt nhọc nhằn; còn lại cái đói, cái nghèo cứ rình rập, bủa vây. Nhưng, dường như gian khó chẳng khiến chúng tôi nề hà. Chúng tôi cứ thế lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc, chở che, bao dung của gia đình và làng xóm. Ngoài việc học hành, phụ giúp việc nhà, chúng tôi còn nghĩ ra vô vàn những thú vui chơi nơi thôn dã, đặc biệt là vào dịp Tết Trung thu.
Năm học 2018 - 2019 đã bắt đầu và đâu đó vẫn còn những nỗi băn khoăn, trăn trở của không ít thầy cô giáo, của phụ huynh, của học sinh về chuyện điểm thật – điểm giả, học thật – học giả.
Với nhiều người dân ở cuối các tuyến đường Trần Nhật Duật, Nguyễn Thiện Thuật, Đặng Thái Tuyến phường Duy Tân, thành phố Kon Tum thì việc đưa nước sạch đến nhà là hết sức khó khăn. Để có nước sạch sử dụng, những người dân ở đây phải gồng mình bỏ ra 5 – 7 triệu đồng “đấu nối cấp nước”.
Nhiều người dân phản ánh, thời gian qua, Công ty TNHH Nguyên Hưng tiến hành khai thác cát, sỏi rầm rộ trên sông Đăk Bla đoạn thuộc xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum) gây sạt lở đất của dân, tạo hố sâu nguy hiểm cho người dân khi qua sông. Mặt khác, sau khi cấp phép, Sở Tài nguyên - Môi trường cần phải cắm mốc vị trí cấp phép khai thác để nhân dân trên địa bàn theo dõi và giám sát việc khai thác của công ty này.
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Khánh (sinh năm 1968) ở thôn Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi trong một chương trình từ thiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tôi đang đưa máy lên chụp ảnh, đôi bàn tay nhăn nheo và chai sần của chị chạm vào tay tôi, chị nói khẽ: Cô ơi, cô có thể nhờ ai lên phòng bệnh cắt tóc giúp cho chồng chị được không? Anh ấy không đi lại được. Chị đã nhờ người bế ảnh xuống đây từ sáng đến giờ mà không được…
Ông Phạm Phước - Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết, 3 hồ chứa thủy nông trên địa bàn xã có nguy cơ bị cát chặn dòng, bồi lấp, nếu không được xử lý kịp thời, dễ xảy ra tình trạng “có hồ nhưng không có nước”.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Kon K’Tu ở xã Đăk Rơ Wa của thành phố Kon Tum, từ lâu đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu giao thông ở đây khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện đi lại dễ dàng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở nơi đây. Tuy nhiên, hơn hai năm lại đây, con đường vào làng bị xe tải vận chuyển đất, cát “băm nát”, khiến mặt đường gồ ghề với nhiều ổ voi, ổ gà; vì vậy, du khách tỏ ra e ngại khi đến làng du lịch Kon K’Tu…
Năm học mới 2018-2019 bắt đầu cũng là lúc những vùng đất khó Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Ia H’Drai… lại càng thêm khó khi gồng mình gánh chịu những thiệt hại do mưa lũ gây ra. Nhà cửa bị sụt lún, sạt lở phải di dời; ruộng rẫy bị bồi lấp, ngập úng; gia súc, gia cầm, ao cá bị cuốn trôi…
Nhiều người con cảm thấy bất hiếu khi chẳng có đủ điều kiện lo cho mẹ già, họ gắng bù đắp tất cả bằng tình thương yêu. Nhưng, cũng có người, dù vật chất đủ đầy vẫn chẳng thể nào làm tròn chữ hiếu…
Cuộc sống thường ngày với những lo toan của mưu sinh cuốn những người xa quê như con đi trong hối hả. Những dòng sông cứ thế trôi đi, mỗi ngày cũng cứ thế mà trôi qua, chưa bao giờ dừng lại. Quê hương xa ngái, cha mẹ xa ngái, muốn bày tỏ tấm lòng cũng chỉ là chút thăm hỏi thường ngày. Lắm khi, dõi mắt về nơi đó, lòng con lại có chút gì chùng xuống…
Kể từ lúc nhìn thấy những phụ huynh học sinh ở xã Ia Đal (huyện Ia H'Drai) kiên nhẫn đứng đợi con trước cổng trường trong ngày đầu tiên của năm học mới 2018-2019, tôi quyết định phải kể về câu chuyện hôm ấy.
Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch về, tôi lại “ngược dòng ký ức” về miền ấu thơ. Hình ảnh quê hương yêu dấu, nơi khắc ghi quãng đời tần tảo, cơ cực, trọn đời lặng lẽ hy sinh vì con của mẹ lại hiện về với bao cảm xúc thương yêu trào dâng trong lòng tôi.
Nghệ nhân A Biu (73 tuổi), dân tộc Xơ Đăng, thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) được nhiều người biết đến không chỉ là nghệ nhân giỏi đan lát, tạc tượng gỗ mà còn là nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi. Dù tuổi đã cao nhưng ông luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.