• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Kon Tum - mùa nhãn chín

17/07/2018 07:03

Những ngày này, đi dọc các tuyến đường của thành phố Kon Tum, tôi bắt gặp trên những cây nhãn già xòe tán ra đường những chùm nhãn lúc lỉu trái trĩu nặng đã chín mọng, ngả màu vàng nâu, như “đón đợi” bàn tay người làm vườn đến hái.

Thỉnh thoảng, bên ven đường lại có một vài người mang những rổ nhãn, sọt nhãn ra bán. Những chùm nhãn tươi rói, ngọt thơm như mời gọi và báo hiệu  nhãn Kon Tum bắt đầu mùa trái chín.

Nhãn Kon Tum thường chín muộn hơn so với ở các nơi khác; nhãn chín rộ vào  khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 âm lịch.

Ở Kon Tum, người dân không trồng nhãn đại trà thành vườn, thành vựa. Trong các gia đình thường trồng vài cây để làm bóng mát, làm hàng rào phân ranh giới đất đai với nhà hàng xóm hay đơn giản chỉ là để lấp kín những diện tích đất nhỏ hẹp không đủ để trồng các loại cây công nghiệp. Bởi thế, chẳng ai tính toán đến năng suất hay sản lượng cũng như lợi nhuận của loại cây trồng này mà chủ yếu đến mùa để lấy trái “ăn cho vui”.

Theo những người đã định cư lâu năm ở địa phương thì nhãn Kon Tum không phải năm nào cũng được mùa mà phải vài năm mới được một vụ.

Mà thật vậy, tôi nhớ, có năm đi khắp các nẻo đường của thành phố Kon Tum, ngó lên những cây nhãn trồng trước nhà của nhiều gia đình thấy chỉ lác đác vài chùm quả lưa thưa. Nhưng không vì thế mà người ta chặt bỏ loại cây này, bởi như đã nói, người dân trồng nhãn không phải để kinh doanh.

Năm nay, Kon Tum lại được mùa nhãn vì đi đâu cũng thấy những cây nhãn xum xuê quả.

Nhãn chín, người dân thường dành một phần để ăn và biếu bà con anh em, số còn lại mới đem bán.

Những  người có thời gian rảnh rỗi, nhà lại gần đường giao thông thì mỗi ngày, họ hái xuống một ít rồi đem ra lề đường bán cho người qua lại. Người eo hẹp về thời gian, sau khi thu hoạch nhãn họ mang ra chợ bán sỉ cho những người bán trái cây để kiếm thêm “đồng ra đồng vào” dành cho đi chợ mua sắm.

Nhãn Kon Tum có đặc điểm trái nhỏ, nhưng rất ngon bởi cơm dày và khô, hạt nhỏ. Loại trái cây này được người dân Kon Tum rất ưa chuộng; dù nó không hề “bóng bẩy”nhưng lại được đánh giá cao vì bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi, chắc chắn người dân sẽ hạn chế việc dùng các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc kích thích..., để chăm sóc cho “vườn nhãn” của gia đình. Mặt khác, nhãn được hái trên cây xuống rồi mang ra chợ, ra ven đường bán; không vận chuyển xa nên người tiêu dùng cũng không lo đến vấn đề sử dụng các loại chất bảo quản, giữ tươi...

Tôi rất thích ăn nhãn nên mỗi khi đến mùa nhãn, thế nào cũng phải lùng sục khắp các nẻo đường để tìm những chỗ nhãn ngon để mua. Mỗi lần ngồi tỉ mẩn bóc từng lớp vỏ, nhấm nháp vị ngọt đậm, giòn giòn, thơm thơm của từng quả nhãn, tôi lại nhớ đến những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ mỗi khi mùa nhãn về.

Quê tôi nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Cũng giống như ở Kon Tum, trong các gia đình thường trồng vài cây nhãn gần cổng vào, cạnh bờ ao hay góc vườn. Vào mùa hè nắng nóng, tôi với đám bạn trong xóm thường trốn dưới gốc cây nhãn chơi bi, chơi đồ hàng...

Đến mùa nhãn ra trái, ngày ngày, trong lúc chơi vui, chúng tôi cũng không quên ngoái cổ lên cây để nhìn xem những chùm nhãn đã chín chưa. Hễ thấy những quả nhãn bắt đầu ngả sang màu vàng nâu, chúng tôi liền “hè nhau” trèo lên hái quả. Khi đó, nhãn chưa thật sự chín hẳn nên cơm còn mỏng, vị còn nhạt, nhưng tất cả đám bạn tôi đều “thấy sướng rơn” vì được thưởng thức những trái nhãn đầu mùa.

Mỗi lần phát hiện chúng tôi hái nhãn non, mẹ tôi thường “la rầy” cả đám;   mẹ bảo mẹ không tiếc chúng tôi mấy trái nhãn, nhưng theo mẹ “có hơi tay động vào”, đàn dơi sẽ kéo đến ăn hết cả, khi mà trái chưa kịp chín, như vậy rất là uổng công ba mẹ chăm sóc.

Nghe vậy, nhưng chúng tôi vẫn bỏ ngoài tai lời dặn của mẹ và của bà con lối xóm, ngày ngày đám bạn tôi thường kéo nhau đi “khám phá” các cây nhãn trong xóm cho đến hết mùa nhãn mới thôi.

Mùa nhãn Kon Tum đã đến. Tuy không dồi dào về sản lượng, không quá đặc sắc về chất lượng, nhưng nhãn Kon Tum có những hương vị đặc trưng riêng biệt có khiến cho những ai đã từng thưởng thức vẫn nhớ cái vị ngọt đậm đà, giòn giòn, thơm thơm của những trái nhãn bé tí như đọng mãi ở đầu môi. Và, với những ai yêu thích loài quả này như tôi thì đây chính là cơ hội để thoả “cơn nghiền”.

Thuỳ Hương

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by