Đọc những dòng tâm sự của em Lưu Thị Phước – học sinh lớp 12A1, Trường THPT Kon Tum trong bài “Tâm sự của một học sinh Kon Tum trước những thông tin về kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018” đăng trên Báo Kon Tum online, tôi chợt thấy nghèn nghẹn, ngậm ngùi.
Ngày 20/7/2018, trên một số báo điện tử có thông tin cho rằng điểm thi khối B của Kon Tum cao bất thường và nghi ngờ có gian lận, thông tin này đã tạo ra một không khí nghi ngờ không đáng có; bản thân em là học sinh của tỉnh Kon Tum, em rất buồn và qua trao đổi, một số bạn cùng lớp của em cũng không đồng tình với các ý kiến này.
27/7 năm nào cũng vậy, cả vào dịp lễ, tết nữa, chị Tú ở thành phố Kon Tum đều dẫn hai cậu con trai đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Ngục Kon Tum. Chị nói rằng, đối với thế hệ trẻ bây giờ, lịch sử tưởng như rất xa xôi, nhưng khi có nhân chứng, có hiện vật, có hình ảnh làm bằng chứng thì lại trở nên sống động vô cùng.
Đã lâu, chúng tôi mới trở lại nơi này. Làng Kon Tum Kpâng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) nằm bên con đường lớn dẫn vào cầu treo Kon Klor mà mọi người biết tiếng, cách phố phường nhộn nhịp chẳng bao xa.
Thiếu không gian sinh hoạt, giải trí công cộng miễn phí, dành riêng cho trẻ em, ngày hè, các em thường tìm đến các cửa hàng dịch vụ internet để xem phim, chơi game online mà không có người thân định hướng về nội dung và giới hạn thời gian sử dụng. Điều này rất nguy hại, cần có sự vào cuộc kiểm tra, siết chặt quản lý của ngành chức năng, sự quan tâm của phụ huynh, để trẻ em không bị sa đà dẫn đến nghiện các trò chơi điện tử, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Đã nhiều năm nay, người dân ở làng Đăk Kon (xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô) và thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) phải “đánh vật” trên đoạn đường hơn 1km nối 2 địa phương. Đoạn đường này, vào mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi đất mù trời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân…
Những ngày này, đi dọc các tuyến đường của thành phố Kon Tum, tôi bắt gặp trên những cây nhãn già xòe tán ra đường những chùm nhãn lúc lỉu trái trĩu nặng đã chín mọng, ngả màu vàng nâu, như “đón đợi” bàn tay người làm vườn đến hái.
Thống kê mà Bộ GD&ĐT đưa ra, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 này, có tới 77,8% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Lịch sử, tương đương với trên 265.000 em và điểm trung bình thi của môn này trên cả nước là 4,02 điểm.
Làng ở gần rừng, cạnh đường đi vào vùng cao biên giới. Không còn du canh du cư, cuộc sống đã đổi thay khá nhiều. Giữa bao nhiêu nhà ngói nhà xây đan ken, vẫn lặng lẽ một nếp nhà sàn bình yên. Mái tranh thẫm nâu, tường thưng ván cũ.
Dọc tuyến đường Bạch Đằng chạy ven bờ kè Đăk Bla mùa này điểm tô thêm sắc đỏ của hoa lộc vừng đẹp đến lạ. Sắc đỏ từ những chuỗi hoa mành nhỏ, sắc đỏ từ trên nền đường hoa rụng rơi… như gây thương nhớ, níu chân bao người dừng lại.
Từ sau khi vợ chồng đứa con gái thứ 4 không may qua đời vì tai nạn, bà Y Cứu (62 tuổi) ở làng Plei Groi (xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) đã nuôi dưỡng, cưu mang 4 đứa cháu nhỏ. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng người bà ấy vẫn từng ngày lam lũ, chắt chiu để nuôi dưỡng những đứa cháu mồ côi...
Sáng ra, vừa gặp mặt, nhìn chị bạn mặt mày sưng húp, hai mắt mọng nước, tôi liền hỏi thăm: Sao thế? Chị chỉ chực chờ như có thế, nước mắt lã chã rơi, nghẹn ngào nói: Sao với trăng gì, ông chồng mê cá độ đã đánh mất 30 triệu đồng chỉ trong một trận bóng ở tận trời Nga.
Những năm qua, với nét hoang sơ, bình yên, làng cổ Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) trở thành điểm đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, việc phát triển du lịch cộng đồng nơi đây còn gặp phải nhiều khó khăn.
Thời gian qua, dòng sông Đăk Snghé chảy qua địa bàn huyện Kon Rẫy xảy ra sạt lở ở một số đoạn tại các xã Đăk Ruồng, Tân Lập… làm thiệt hại về tài sản nhà cửa, hoa màu, cây cối và gây nguy hiểm cho các hộ dân sống ven sông. Điều đó gây ra lo lắng cho người dân nơi đây; họ mong rằng chính quyền địa phương khẩn trương có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng sạt lở hai bên bờ sông.
Có người từng hỏi tôi: “Đà Nẵng đông vui, nhộn nhịp như vậy, sao không lập nghiệp, sinh sống mà lại quyết định trở về Kon Tum, sau khi đã hoàn thành 4 năm đại học”… Ừ, thì Đà Nẵng là thành phố lớn, mọi thứ đều phát triển hơn Kon Tum rất nhiều. Nhưng, với tôi, Kon Tum lại có một thứ mà Đà Nẵng không có, đó chính là gia đình.
Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã mấy ngày nhưng dư âm của nó vẫn còn âm ỉ. Cũng phải, giáo dục luôn liên quan đến mọi người, mọi nhà. Đã thế, kỳ thi THPT Quốc gia lại mở ra muôn vàn con đường cho hàng triệu nam thanh, nữ tú bước vào đời nên sự quan tâm đó, dư âm đó cũng là điều dễ hiểu.
Để vượt qua được kỳ thi quan trọng của cuộc đời, đến được với giảng đường đại học như mong ước, thật sự không phải là điều dễ dàng. Các sĩ tử đòi hỏi sự tập trung cao độ, tính kiên trì và quyết tâm ôn luyện. Để tiếp thu, nắm vững kiến thức, chí ít trong 3 năm học cuối cấp phổ thông, thật không hề đơn giản chút nào.
Khuya 22/6, tôi nhận được điện thoại của anh bạn thân công tác ở huyện Tu Mơ Rông. Lâu nay anh vẫn có kiểu gọi "hù chết người" đêm hôm như vậy. Tôi góp ý mãi mà anh vẫn chưa sửa.
Vấn đề xây dựng công trình trái phép để "trục lợi" từ đền bù dự án đã không còn là... chuyện hiếm trên địa bàn tỉnh. Một số người dân vì cái lợi trước mắt của mình, mà quên đi lợi ích chung của Nhà nước, của tỉnh nên cố tình vi phạm. Đã đến lúc cần có những giải pháp căn cơ hơn...
Từ bao đời nay, người nông dân sống nhờ đất, vì vậy, nhiều người ví đất đai, ruộng vườn chẳng khác nào là “khúc ruột” của mình. Đã là nông dân thì “tính nết” của mỗi chân ruộng, mỗi loại hạt và có cách gieo trồng, chăm sóc khác nhau… đều được họ hiểu tường tận.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.