Về làng, khi cái gió heo heo, ven những con đường làng dã quỳ rưng rức nở, những nhà chòi nhỏ trong nương rẫy được tu sửa lại để tối tối đám đàn ông, thanh niên ra ngủ canh rẫy, kết hợp đặt bẫy, thả lưới kiếm thực phẩm dự trữ cho những ngày thu hái có cái đãi bạn đổi công.
Cái gì ở làng giờ cũng ngon. Rau làng, gạo làng, rượu làng, gà làng... Thời buổi mà thực phẩm luôn bị tẩm ướp và dư lượng hóa chất, tăng trọng, thì sản vật từ làng "lên ngôi".
Lên Măng Đen, trời trở chiều mịt mùng. Mới sáng, trời nắng, gió hanh hao, tiết trời quả lý tưởng cho chúng tôi cùng nhau hết tản bộ dưới những hàng thông reo vi vu trong gió, lại chuyển sang tham quan các hồ, thác…; thì chỉ mới bước sang đầu chiều, bầu trời sầm đen.
Lâu nay, khi nói đến những lực cản khiến công tác xóa đói giảm nghèo khó bền vững, nhiều người vẫn nhắc đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại của chính người nghèo.
Ngày 30/9/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định 978/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới, dịch vụ thương mại và dân cư tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Khu trung tâm hành chính mới). Dù Quyết định đã được phê duyệt hơn 4 năm nay, một số công trình đã mọc lên, nhưng việc cắm mốc ranh giới Khu trung tâm hành chính mới vẫn chưa được thực hiện.
Năm giờ sáng, tia nắng đầu ngày chưa kịp ló, ánh đèn vàng vọt vẫn còn hắt bóng xuống mặt đường. Bước chậm thể dục, tiếng hát ầu ơ, ru hời vọng lên bên căn nhà nhỏ ven đường. Mỗi tiếng à ơi kéo dài da diết như gửi vào đứa trẻ đang thổn thức khóc từng cơn bao nhiêu là ước mong, gửi vào cuộc sống mênh mông bao nhiêu là tình khiến bước chân tôi chậm lại.
20/10, có lẽ không chỉ là ngày để tôn vinh chị em phụ nữ, để chị em hồ hởi đón chờ, hồ hởi xúng xính trong những bộ quần áo đẹp, những bó hoa, những bữa tiệc…; 20/10, còn là ngày để cho nửa thế giới còn lại hành động vì bình đẳng giới và tôn trọng, yêu thương phụ nữ thông qua việc quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày...
Cuộc đời làm báo, nhiều mối lương duyên đã cho tôi những chuyến đi tới những miền núi cao. Đi nhiều thành gắn bó, như người ruột thịt với những bếp lửa nhà sàn, với những thôn làng nằm ven theo sườn núi, với những cảnh sắc tự nhiên đẹp đến say lòng và cả những thửa ruộng bậc thang với những bông lúa chín vàng uốn lượn giữa mênh mang núi rừng Ngọc Linh mà tôi cứ ngỡ mình đang lạc về vùng Tây Bắc của Tổ quốc…
14/10 năm nay, Báo Kon Tum tròn 27 tuổi. Báo Kon Tum được thành lập được một năm, thì năm sau (1992), tôi về công tác tại Báo. Với tôi, 26 năm gắn bó với tờ báo Đảng tỉnh nhà, có biết bao chuyện buồn vui, đong đầy những kỷ niệm khó quên, nhất là giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển của Báo Kon Tum.
Mình từng có một tình yêu thật khó lý giải, yêu mùa thu xứ lạnh. Tình yêu ấy có lẽ bắt nguồn từ bức tranh “Mùa thu vàng” của Levitan, từ những bức ảnh với hàng cây lá đỏ, lá vàng, từ những bộ phim mà xuyên suốt các cung đường, đồi núi, cả không gian nhuốm rực sắc đỏ của lá phong… Nên chăng, cũng vì thế mà mình yêu vô cùng bài thơ “Mùa lá rụng” của O. Bécgôn. “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng” - câu thơ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ ấy dẫu là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại khiến mình xúc động, ám ảnh và nghêu ngao đọc bằng tất cả nỗi niềm, tâm trạng suốt những tháng năm tuổi trẻ…
Nơi tôi đang đứng là một căn nhà vách gỗ, mái lợp tôn lụp xụp, bên trong chất đầy gỗ sơ phẩm, ván, các sản phẩm từ gỗ, mảnh gỗ vụn, mùn cưa và những cỗ máy nặng nề. Trên mái, dưới vách, những sợi dây điện loằng ngoằng...
Giai đoạn 2000-2001, theo chủ trương quy hoạch dân cư, khoảng 30 hộ dân đã đăng ký, nộp tiền mua đất cho UBND xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) để mua đất tại khu vực Km số 7, Quốc lộ 14 thuộc thôn Thanh Trung (trước đây thuộc xã Vinh Quang, nay thuộc địa phận phường Ngô Mây). Tiền đã nộp, biên lai đã nhận, nhưng gần 18 năm nay, các hộ dân vẫn mòn mỏi ngóng chờ để được cấp sổ đỏ
Chuyện trộm chó, mất chó ngày càng trở nên phổ biến và đi cùng với nó là những hệ lụy khiến không ít người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum bức xúc.
Cả mấy tháng liền, cao nguyên mưa triền miên. Nhìn mấy luống rau sau nhà úng nước, lá úa vàng, quắt queo, chẳng thể vươn mầm lớn nổi; nhìn vạt hoa trước nhà, thiếu nắng, cây cằn cỗi, chẳng thể nở được bông hoa nào... lòng chị như chùng xuống, những nỗi nhớ chợt hiện về rất mong manh.
Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo để tránh lãng phí, không hiệu quả, trong đó có nội dung nhắc nhở, hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa, giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa để sử dụng và sử dụng lại lâu bền…, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự đồng tình, hưởng ứng.
Khi những trái bưởi, cây trứng gà trong vườn nhà bà chuyển sang màu vàng, quả thị lủng lẳng trên cây dậy mùi thơm phức, và ngoài đồng, những cơn gió chớm thu, đưa hương thơm cây lúa làm đòng, ấy cũng là lúc Tết Trung thu cận kề. Nhưng với bà, bà chẳng gọi là Tết Trung thu đâu, mà là Tết của vầng trăng. Bà bảo, trăng rằm đêm Trung thu là con trăng sáng đẹp, lung linh nhất, trong xanh và mát lành. Mà cũng chỉ có trăng rằm đêm Trung thu mới được mọi người ngóng trông, háo hức, bày mâm cỗ tinh tươm, y như ngày tết.
Trung thu đến. Tiếng reo vui náo nức ấy luôn đi liền với nhịp trống lân rộn ràng- một “món ăn tinh thần” không thể thiếu, ngoài đèn lồng xanh đỏ, bánh Trung thu ngon ngọt…
Dù đã qua lâu rồi cái thời niên thiếu nhưng mỗi mùa Trung thu đến, nghe tiếng trống lân giục giã, nhìn thấy nhiều gian hàng bày bán lồng đèn, bánh Trung thu, tôi lại thấy háo hức đến lạ, nhớ về Trung thu những ngày thơ bé của mình ở vùng quê nghèo. Trung thu chỉ có chiếc đèn ông sao được cả đám con nít trong xóm tập trung làm bằng các nan tre rồi tự tay mình cắt dán bằng những tờ giấy bóng xanh đỏ để tối đến cùng nhau rước đèn trên đường làng.
Tuổi thơ tôi gắn bó với một vùng quê nghèo, cuộc sống của người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Trừ những năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống bớt nhọc nhằn; còn lại cái đói, cái nghèo cứ rình rập, bủa vây. Nhưng, dường như gian khó chẳng khiến chúng tôi nề hà. Chúng tôi cứ thế lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc, chở che, bao dung của gia đình và làng xóm. Ngoài việc học hành, phụ giúp việc nhà, chúng tôi còn nghĩ ra vô vàn những thú vui chơi nơi thôn dã, đặc biệt là vào dịp Tết Trung thu.
Năm học 2018 - 2019 đã bắt đầu và đâu đó vẫn còn những nỗi băn khoăn, trăn trở của không ít thầy cô giáo, của phụ huynh, của học sinh về chuyện điểm thật – điểm giả, học thật – học giả.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.