• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

“Tuổi thơ dữ dội” ai còn nhớ

20/05/2018 18:03

Mấy bữa nay, cậu con trai 6 tuổi của tôi ngày nào cũng lẽo đẽo theo hỏi “còn mấy ngày nữa được nghỉ hè hả mẹ? Thích quá, nghỉ hè con với mấy anh có thể thoải mái chơi”.

Cô bạn hàng xóm tôi than phiền: “Lại sắp mệt với mấy đứa nhỏ rồi đây, ngày nào cũng ồn ào, bày ra đủ trò nghịch ngợm; rồi mình lại mất công đi phân xử đúng sai với mấy trò con nít của chúng”...

Tôi cười xoà bảo “thế mới là trẻ con, ngày xưa mình cũng vậy thôi”. Mỗi người chúng ta, ai cũng có những năm tháng tuổi thơ vô tư, tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng. Khi lớn lên, vì dòng đời ngược xuôi xô đẩy, mãi cuốn chúng ta theo trong cái tất bật, trong những nỗi lo thường ngày. Tuổi thơ đã đi qua không trở lại, để bây giờ thỉnh thoảng nhìn lũ trẻ lại bần thần tiếc nhớ về một miền ký ức xa xôi. Ở miền ký ức ấy có những đứa bạn cùng trang lứa, cùng nhau lớn lên với bao trò nghịch ngợm của con trẻ.

Hồi bé tôi thích nhất là mùa hè. Hè về đồng nghĩa với việc được nghỉ học, được thoả thích chơi đùa cùng bạn bè trong xóm mà không phải lo đến trường, lo đi học muộn hay quên làm bài ở nhà, cũng chẳng phải lo bị thầy cô trách phạt, bố mẹ la mắng...

Dường như ngày nào cũng vậy, ngủ dậy kiếm lưng cơm nguội hoặc củ khoai lang ăn lót dạ rồi đám trẻ trâu chúng tôi bắt đầu hò hét nhau ra đồng. Nhà đứa nào có trâu bò thì dắt đi chăn, nhà ai không có cũng đi theo để chơi. Ra đến đồng kiếm bãi cỏ nào rồi thả trâu bò ở đó rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để nghịch. Có khi là thi nhau đi bắt ốc, mò cua; có khi là cùng nhau đi đào trộm củ khoai, củ lạc (đậu phụng), bẻ trộm trái bắp rồi đi về kiếm củi, rơm nướng. Hôm nào chơi sạch sẽ hơn là kiếm nơi để bày trò đánh trận giả, rồi có những chiều gió lộng rủ nhau thả diều. Cánh diều ngày ấy chỉ đơn giản là mấy thanh tre uốn cong, vài tờ giấy tập dán lại, gắn thêm sợi dây cước, ấy vậy mà hấp dẫn đến kì lạ... Nhiều khi mải chơi để cả trâu bò đi ăn lúa bị các bác bảo vệ bắt được mếu máo khóc xin hứa sẽ trông nom cẩn thận hơn, nhưng rồi được một lúc lại quên mất, tất cả lại đâu vẫn đóng đó. Đến chiều dắt trâu bò về lùa xuống sông tắm rồi cả lũ cũng ào xuống tắm đúng như câu hát “cùng một khúc sông con trâu đầm sông dưới, bày trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn”. Cứ thế, ngày hai buổi chăn trâu, bắt bướm, chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm đủ trò trên khắp các cánh đồng quê.

Rồi đến tối, cơm nước xong xuôi, chúng tôi lại bắt đầu tụ họp theo đúng lịch hẹn lúc chiều. Chúng tôi lại nghĩ ra đủ trò từ bắn bi, trốn tìm đến rủ nhau đi bắt đom đóm về làm đèn... Có lẽ trò đáng nhớ nhất là những lần chơi làm đám cưới, đứa làm cô dâu, đứa làm chú rể, đứa làm bố mẹ, đứa làm bà mai... mang những chiếc khăn voan của mẹ ra làm váy cưới, kiếm những sợi tơ hồng mọc ngoài bờ dậu về trang trí, kiếm ít lá cây về làm cỗ...

Vui là thế, nhưng cũng có những khi giận dỗi nhau mà chia làm hai phe, con trai và con gái để tha hồ “đả kích” phe kia. Trẻ con yêu ghét rõ ràng, ghét ai là ghét ra mặt, nên lỡ đứa nào làm bị ghét thì lập tức sẽ bị ghét tập thể. Nhưng rồi, các cuộc cãi vã, chọc tức nhau đều nhanh chóng kết thúc bằng đàm phán hòa bình, đám trẻ chúng tôi lại nô đùa cùng nhau.

Tuổi thơ ấy còn gắn liền với món ăn vặt mà mỗi lần nhắc đến tôi vẫn nhớ như in cả mùi vị và không sao nhịn được cười thấy tuổi thơ sao mà yêu đến thế. Đó là mỗi lần nghe tiếng kèn của mấy bác bán kem dạo vang lên ngoài đầu ngõ là cả trẻ chúng tôi ùa tới để mua. Hồi đó, mỗi que kem giá trị chỉ 100 – 200 đồng, vậy mà, đứa nào cũng phải để dành tiền, lâu lâu mới mua được 1 que. Có khi cả nhóm chỉ có 1 – 2 người có tiền để mua kem nhưng cả nhóm vẫn xúm xít xung quanh, chờ đợi rồi chuyền tay nhau mỗi đứa mút một cái, cắn một miếng thật dè xẻn vì sợ nhanh hết, chẳng ai để ý đến vấn đề vệ sinh, chỉ thấy được ăn thật là sung sướng. Những que kem mát lạnh, ngọt ngọt, thơm thơm lúc đó sao mà ngon đến thế. Còn cả món kẹo kéo ngọt lịm khiến chúng tôi suốt ngày phải lùng sục tìm nhôm nhựa hỏng để đem đổi. Một chút kẹo kéo nhỏ xíu nhưng có thể kéo thành sợi thật dài để mỗi đứa chia nhau một đoạn, bỏ vào miệng chưa kịp cảm nhận hết mùi vị đã tan chảy.

Tuổi thơ còn gắn liền cả với những ước mơ... Ngày ấy có đứa ước mơ làm chú bộ đội, được khoác trên mình bộ quân phục đi bảo vệ Tổ quốc, có đứa muốn bay lên cung trăng cùng chú cuội, có đứa đơn giản chỉ mong thời gian trôi nhanh lên để sớm trở thành người lớn... Vậy đấy, tuổi thơ vô tư, chẳng lo chẳng nghĩ, chẳng bận tâm đến bất kỳ điều gì.

Theo năm tháng, chúng tôi lớn lên cùng những trò đùa nghịch, cùng những tình cảm rất đỗi ngọt ngào, hồn nhiên, trong trẻo.

Nhóm bạn thuở ấu thơ, giờ mỗi người một phương, ai cũng đã có gia đình, con cái, lâu lâu về quê mới có dịp gặp nhau. Ngoài việc hỏi thăm nhau về cuộc sống, công việc, con cái... chúng tôi vẫn không quên kể với nhau về những kỷ niệm của một thời thơ ấu.

Với riêng tôi, bao năm rồi xa quê, mỗi khi mệt mỏi hay tuyệt vọng, vấp váp hay chán nản, thì những đoạn ký ức về những năm tháng “tuổi thơ dữ dội” ấy giống như liều thuốc an thần tuyệt diệu, giúp tôi cảm thấy như được tìm về với bến đỗ bình yên. Bởi tuổi thơ còn gắn liền với một vùng quê yêu dấu, một mái nhà thân thương nơi có những người tôi thương yêu nhất.

          Thuỳ Hương

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by