Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là một trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh thuộc lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Thời gian qua, tỉnh ta triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, đào tạo cồng chiêng cho lớp trẻ, góp phần gìn giữ vốn di sản văn hóa cồng chiêng.
Việc phục dựng các di sản văn hóa luôn cần được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục quan tâm, xem đây là đầu tư cho tương lai, cho sự trường tồn của dân tộc.
Sáng 17/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh lần thứ XIII - năm 2023 nhằm chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028, kỷ niệm ngày truyền thống Công đoàn tỉnh Kon Tum (28/10) và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Những gì diễn ra trong thời gian qua cho thấy, du lịch tỉnh ta không chỉ phục hồi mạnh mẽ mà đã có bước tăng tốc ấn tượng. Vấn đề đặt ra là cần làm gì để giữ đà tăng tốc một cách bền vững?
Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tháng 8 vừa qua, UBND xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy) phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Thầy tổ chức lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, xoang và sử dụng nhạc cụ truyền thống tại làng Ba Rgốc.
Người Ba Na ở thành phố Kon Tum xưa quan niệm rằng, tượng gỗ phải gắn liền với nhà mồ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, sự độc đáo từ nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ dân gian không chỉ coi là biểu tượng tâm linh, mà còn dùng tượng vào việc trưng bày, trang trí tại các quán cà phê, khu du lịch, làng du lịch.
Năm 2004, Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN, đây là VQG duy nhất của Việt Nam nằm tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Với vị trí địa lý đặc biệt, cùng hệ sinh thái động thực vật quý hiếm, phong phú và đa dạng, VQG Chư Mom Ray có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
Dù có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhưng từ nhiều năm nay, khu vực suối nước nóng tại xã Kon Đào (huyện Đăk Tô) vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư khai thác. Vì vậy, địa phương này chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh từ nguồn nước khoáng nóng- nguồn tài nguyên vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng.
Những năm qua, bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện Sa Thầy có sự phát triển vượt bậc. Theo đó, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đang từng bước được đầu tư, hoàn thiện; diện mạo nông thôn đổi thay tích cực; đời sống của người dân được nâng lên. Với bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn và truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử- văn hóa, tiềm năng du lịch của huyện Sa Thầy nếu được quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.
Sáng 29/9, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống năm 2023. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, một số huyện và thành phố Kon Tum, cùng 29 nghệ nhân đến từ các địa phương trong tỉnh.
Ngày 28/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức Liên hoan Tổ Tuyên truyền văn hoá (TTVH) lần thứ V năm 2023, với sự tham gia của 79 diễn viên không chuyên đến từ 5 Tổ TTVH của 17 đơn vị cơ sở trong lực lượng BĐBP tỉnh. Tham dự Liên hoan có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.
Sáng 24/9, Câu lạc bộ Maraton Kon Tum tổ chức lễ ra mắt. Đây là câu lạc bộ maraton đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập. Đồng chí Nguyễn Thanh Cao- Nguyên Bí thư Tỉnh ủy đến dự lễ ra mắt.
Xa quê, lập nghiệp trên vùng đất mới hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường ở huyện Ngọc Hồi vẫn lưu giữ nhiều bản sắc phong tục, tập quán, lễ nghi truyền thống của tổ tiên. Nổi bật là các thế hệ phụ nữ Mường nỗ lực bảo tồn để tiếng chiêng mãi ngân vang.
Thời gian gần đây, lĩnh vực du lịch của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là “du lịch cộng đồng” đã tạo cơ hội để người dân phát triển nghề truyền thống và sáng tạo các sản phẩm lưu niệm, quà tặng; tăng thêm thu nhập. Các loại sản phẩm này là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút đối với du khách và tạo sự lan tỏa, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.