• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Phát triển sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng

23/10/2023 13:03

Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là một trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh thuộc lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đó là sản phẩm Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu của Tổ hợp tác dịch vụ du lịch làng Kon K’tu , xã Đăk Rơ Wa và Điểm du lịch A Biu của hộ kinh doanh A Biu, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum.

Để xây dựng sản phẩm OCOP du lịch, tại 2 điểm du lịch này, các chủ thể đã chú trọng đầu tư, đảm bảo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức các hoạt động tham quan ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân trong làng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương để phục vụ nhu cầu của du khách.

Xây dựng sản phẩm OCOP du lịch góp phần nâng cao hiệu quả trong thu hút du khách và mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng. Ảnh: TH

 

Việc được công nhận là sản phẩm OCOP đã góp phần thu hút du khách, mang lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể và cộng đồng dân cư. Đồng thời, thông qua phát triển du lịch, đã tạo động lực để người dân nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Thời gian qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu thu hút được khá đông khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng và tham gia trải nghiệm các hoạt động thường ngày của người dân như đan lát, dệt thổ cẩm, múa xoang, cồng chiêng, thưởng thức ẩm thực của đồng bào Ba Na. Nhờ đó, người dân trong làng có thêm việc làm, tăng thu nhập và động lực để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Điểm du lịch A Biu cũng là một trong nơi đến hấp dẫn với không chỉ với khách du lịch mà cả các nhà nghiên cứu, thực tập sinh ngành văn hóa. Nhờ phát triển du lịch, Điểm du lịch này đã góp phần tạo thêm việc làm cho hơn 30 người dân trong làng Plei Klếch (xã Ngọc Bay), nâng cao thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ du lịch. Qua đó, cũng khuyến khích người dân bảo vệ, khai thác giá trị văn hóa địa phương.

Có thể nói, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đồng bào các DTTS đặc sắc và vẫn được gìn giữ đã tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, đây là tiềm năng lớn để các địa phương trong tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành và có một số điểm du lịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận như: Làng Kon K’tu, làng Kon Jơ Dri, (xã Ðăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), làng Kon Bring (xã Ðăk Long, huyện Kon Plông), làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Ðăk Hà, huyện Ðăk Hà), làng Ðăk Răng (xã Ðăk Xú, huyện Ngọc Hồi.

Việc phát triển sản phẩm OCOP du lịch vẫn còn hạn chế. Ảnh: TH

 

Tuy nhiên, so với nguồn tài nguyên du lịch nông thôn và “nguồn nguyên liệu” bản địa dồi dào, số địa điểm, dịch vụ du lịch được xây dựng theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP còn khá khiêm tốn.

Có thể thấy, để một sản phẩm OCOP du lịch ra đời và tồn tại cần tổng hòa của nhiều yếu tố như thuận lợi về địa lý du lịch, có yếu tố mới mẻ, sáng tạo thu hút du khách, kinh nghiệm trong quản trị, tiếp cận thị trường. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều điểm du lịch của tỉnh chưa đảm bảo các yếu tố này, trong đó, yếu tố hạ tầng có thể nói là một trong những điểm yếu, bởi hầu hết hạ tầng tại các điểm du lịch chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu và manh mún,  nhân lực làm du lịch chưa chuyên nghiệp, việc tổ chức các tour, tuyến thiếu bài bản. Sự liên kết giữa chính quyền địa phương-cộng đồng-doanh nghiệp thiếu tính ổn định, chặt chẽ.

Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 18/5/2023) của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong cả nước, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Việc xây dựng sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng có thể nói là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bài bản, bền vững. Để làm được điều này, đòi hỏi nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành chức năng và hơn hết là sự chủ động và quyết tâm của các chủ thể làm du lịch.                        

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Nhà rông mới ở thôn Long Năng
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Hơn 200 CB, CC, VC, NLĐ tham gia hội thao chào mừng Tháng Công nhân
  • Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na
  • Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
  • Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến
  • UBND tỉnh đối thoại với thanh niên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by