• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum    Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên    Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Attapư    Chỉ thị của Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức    Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

“Khoảng trống” trong phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch

22/09/2023 06:23

Thời gian gần đây, lĩnh vực du lịch của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là “du lịch cộng đồng” đã tạo cơ hội để người dân phát triển nghề truyền thống và sáng tạo các sản phẩm lưu niệm, quà tặng; tăng thêm thu nhập. Các loại sản phẩm này là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút đối với du khách và tạo sự lan tỏa, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến.

Thế nhưng, trên thực tế, việc khai thác và phát huy hiệu quả sản phẩm quà lưu niệm vẫn còn là “khoảng trống” của nhiều điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chẳng hạn, tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), mấy năm trở lại đây, hoạt động du lịch trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên, sinh thái ngày càng thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Năm bắt cơ hội, người dân đã phát triển các sản phẩm đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống vốn trước đây chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng làng trở thành sản phẩm quà lưu niệm bán cho khách du lịch.

Các sản phẩm đều được làm thủ công tỉ mỉ, đẹp và có giá bán tương đối cao. Chẳng hạn 1 chiếc túi thổ cẩm đeo chéo có giá bán từ 250.000- 300.000 đồng, dây thắt trên đầu có giá bán 100.000 đồng/cái, những chiếc gùi của đồng bào Ba Na có giá bán từ 100.000 đồng/cái trở lên (tùy kích cỡ), những tấm thổ cẩm thô có giá bán từ 1.000.000-2.000.000 đồng...

Theo người dân trong làng Kon K’tu, sản phẩm rất được khách du lịch ưa chuộng, mang lại thu nhập ổn định cho những gia đình làm nghề.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa bày tỏ trăn trở khi sản phẩm lưu niệm du lịch chưa có hình ảnh định vị điểm đến. Ảnh: TH

 

Vừa qua, trong chuyến khảo sát tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa  đánh giá cao sự năng động của người dân trong việc khai thác và phát huy sản phẩm nghề truyền thống để làm du lịch. Thế nhưng, theo ý kiến đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy có một điểm cần lưu ý là, trên các sản phẩm được coi là quà lưu niệm được bày bán tại đây lại không có bất kỳ thông tin, dấu hiệu nào để nhận biết về điểm du lịch hay mang nét đặc trưng riêng của vùng đất, cộng đồng dân tộc Ba Na ở Đăk Rơ Wa hay trên địa bàn thành phố Kon Tum. Vì thế, khi đưa các sản phẩm này ra thị trường có thể bị hòa lẫn với sản phẩm của địa phương khác- sản phẩm lưu niệm chưa làm được một nhiệm vụ hết sức quan trọng là trở thành “sứ giả” trong quảng bá du lịch của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hậu- Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa cho biết: Chính quyền xã Đăk Rơ Wa và người dân rất quan tâm đến việc duy trì, gìn giữ nghề truyền thống để có các sản phẩm phục vụ du lịch, góp phần tạo thêm sinh kế cho người dân, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa của địa phương. Và thừa nhận, “vấn đề xây dựng, định vị hình ảnh cho sản phẩm làng nghề để du khách nhận diện được thương hiệu du lịch địa phương thực sự chúng tôi chưa chú ý đến”.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu cũng thiếu điểm trưng bày, tiếp thị sản phẩm quy mô, bài bản để có thể giới thiệu đến du khách những câu chuyện liên quan đến sản phẩm, tính độc đáo, tài năng sáng tạo của người thợ nơi đây.

Các sản phẩm lưu niệm du lịch bước đầu đã được quan tâm phát triển nhưng vẫn thiếu hình ảnh, biểu tượng định vị thương hiệu. Ảnh: TH

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số điểm du lịch cộng đồng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu, Kon Jơ Dri, Kon Klor ở xã Đăk Rơ Wa và làng Đăk Lek ở xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum); Làng văn hóa du lịch Kon Pring ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông); Làng văn hóa Du lịch Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).

Đối với mỗi điểm đến, ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương là sản phẩm quà tặng, lưu niệm du lịch. Đây cũng là cơ hội tăng thu nhập cho nhân dân. Thế nhưng, vấn đề này dường như vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức, tạo thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch.

Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 18/5/2023) của Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong cả nước, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy Kon Tum và góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh phát triển thì việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng theo hướng gắn với bản sắc văn hóa là cần thiết để tạo nét riêng, định vị điểm đến cho du lịch từng địa phương.

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Khai mạc chung các hoạt động Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023
  • Ngày hội lớn và “thương hiệu” Kon Tum
  • Cơ hội cho du lịch “cất cánh”
  • Cụm thi đua Tây Nguyên ngành VH,TT&DL tổng kết công tác thi đua năm 2023
  • Tổng duyệt Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I
  • Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên
  • Rực rỡ sắc màu mừng Ngày hội lớn
  • Tích cực tập luyện cho ngày hội lớn của các dân tộc Tây Nguyên
  • Tu Mơ Rông: Tổ chức Hội thi ẩm thực tôn vinh dược liệu quý
  • Nồng nàn hát đúm
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an thăm các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum
  • Khai mạc chung các hoạt động Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023
  • Ngày hội lớn và “thương hiệu” Kon Tum
  • Cơ hội cho du lịch “cất cánh”
  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Tổng duyệt Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I
  • Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Nặng nợ với nghề đan lát
  • Chùm ảnh: Tết Et Đông ở làng Kon Cheo Leo
  • Chuyện của người giáo viên vùng khó

Đất & Người Kon Tum

  • Đắm say cùng suối Đăk Na
  • Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
  • Gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội
  • Phụ nữ làng Plei Lay gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by