• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Sa Thầy

05/10/2023 06:22

Những năm qua, bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện Sa Thầy có sự phát triển vượt bậc. Theo đó, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đang từng bước được đầu tư, hoàn thiện; diện mạo nông thôn đổi thay tích cực; đời sống của người dân được nâng lên. Với bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn và truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử- văn hóa, tiềm năng du lịch của huyện Sa Thầy nếu được quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.

Đa dạng về sinh thái, đặc sắc về văn hóa

Trước hết, lợi thế lớn vượt trội về phát triển ngành du lịch của Sa Thầy đó là rừng nguyên sinh. Thiên nhiên đã ban tặng dãy Chư Mom Ray điệp trùng rất đa dạng về hệ sinh thái động thực vật; vùng đất Mô Rai còn được bao phủ bởi những huyền thoại, gắn liền với truyền thuyết “Núi Thổ cẩm” của người Ja Rai cư trú nơi đây.

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là Di sản ASEAN, với sự phong phú, đa dạng về hệ động thực vật hiếm có- đây là khu bảo tồn thiên nhiên duy nhất ở nước ta tiếp giáp với biên giới 2 nước Lào và Campuchia. Toàn bộ khu vực này có diện tích rừng lên đến khoảng 700.000ha, tạo thành một khu bảo tồn rộng lớn xuyên quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học với nhiều loại động, thực vật quý hiếm và có tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch sinh thái. 

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, cùng với tài nguyên về động vật, thực vật đa dạng, phong phú, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray rất phù hợp cho việc khai thác loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng.

Việc chinh phục những địa danh như Hang Dơi, Bãi Thú, Suối Ngang cùng với không khí trong lành, tĩnh lặng, mang đến cho du khách cảm giác thư thái, yên bình. Đặc biệt đến với “thác Nàng Tiên”, nhìn những dải nước ánh sắc cầu vồng giữa đại ngàn trùng điệp trong nắng sớm, chắc chắn ai cũng phải nao lòng trước tuyệt tác của thiên nhiên và nghe kể “truyền thuyết về thác Nàng Tiên”, du khách như được đắm mình vào “những huyền ảo của xứ mơ” với những nàng tiên nữ ngao du sơn thủy.

Ẩm thực phong phú, đặc trưng. Ảnh: ĐV

 

Đến với huyện Sa Thầy, du khách được hòa vào không khí lễ hội, như: Lễ mừng nhà rông mới, Lễ mở kho lúa, và đặc biệt là lễ Pơ- thi (bỏ mả) của người Ja Rai; được tìm hiểu về sự huyền bí cũng như phong cách tạo hình độc đáo của nghệ thuật tượng nhà mồ của người Ja Rai; được chiêm ngưỡng những mái nhà rông cao vút, những sàn nhà dài thoáng mát và thưởng thức các món ăn dân dã, truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ như cơm lam, thịt nướng, mây đắng, rau rừng; được uống rượu cần và hòa nhịp vào điệu cồng chiêng và vòng xoang đắm say của những thiếu nữ Ja Rai, thiếu nữ Xơ Đăng.

Các địa danh lịch sử hào hùng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Sa Thầy là địa bàn diễn ra các trận đánh vô cùng ác liệt. Nhiều địa danh nơi đây đã trở thành di tích lịch sử với những chiến công oanh liệt của quân và dân ta.

Điểm cao Chư Tan Kra là một trong những địa danh như thế. Nơi đây ghi dấu chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209 (thuộc Sư đoàn 312 bộ đội chủ lực) đã đánh tan Sư đoàn 4, Lữ đoàn 173 của Mỹ tại điểm cao 995 Chư Tan Kra vào rạng sáng 26/3/1968. Để giành thắng lợi cuối cùng, hơn 200 chiến sĩ đã  anh dũng hy sinh- họ là những người con Hà Nội tuổi vừa tròn mười tám, đôi mươi.

Khu tưởng niệm Chư Tan Kra (xã Ia Xiêr) được xây dựng nhằm nhắc nhở chúng ta biết ơn những chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Công trình được xây dựng trên diện tích 3 ha, gồm quần thể khu tưởng niệm, nhà bia, sân hành lễ, phù điêu, khu nghĩa trang, nhà văn hóa đón tiếp khách và thân nhân liệt sĩ cùng hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ.

Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Chư Tan Kra. Ảnh: ĐV

 

Chư Tan Kra là Di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi đây là biểu tượng của lòng tri ân, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Một địa danh nổi tiếng khác, đó là đồi Sạc Ly, nằm tiếp giáp giữa ba huyện (Sa Thầy, Đăk Tô, Ngọc Hồi). Trước đây quân đội Mỹ - Ngụy từng sử dụng đỉnh đồi để xây dựng căn cứ quân sự, khống chế cả vùng ngã ba Đông Dương, hình thành “vành đai trắng” nhằm bảo vệ sân bay Phượng Hoàng.

Để tưởng nhớ những chiến sĩ ta đã anh dũng hy sinh nơi đây, năm 2018, Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng bằng- Sư đoàn 320 phối hợp với huyện Sa Thầy xây dựng 2 Nhà bia tưởng niệm tại Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.

Năm 2022, Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh.

Ngay cửa ngõ thị trấn Sa Thầy, có một địa danh gắn với sự kiện đánh đấu sự sụp đổ của chế độ Mỹ- Ngụy, đó là căn cứ Kleng. Căn cứ Kleng được Mỹ - Ngụy xây dựng kiên cố, làm tiền đồn án ngữ phía bờ tây sông Pô Kô, ngăn chặn quân ta tấn công vào thị xã Kon Tum.

Chiến thắng Kleng (ngày 9/5/1972) có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, giải phóng huyện H67, góp phần đập tan toàn bộ tuyến phòng thủ của địch phía tây thị xã Kon Tum.

Những địa danh lịch sử kể trên của huyện Sa Thầy chứa đựng những giá trị lịch sử- văn hóa của một thời kỳ hào hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc Việt Nam; một địa điểm lý tưởng để du khách đến tham quan, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ hy sinh cho Tổ quốc, tự hào về truyền thống cha ông. 

Tiềm năng để phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sa Thầy là rất lớn, bên cạnh những tiềm năng về rừng, bản sắc văn hóa, di tích lịch sử khi hình thành các tour du lịch, việc phát triển các loại hình dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ dưỡng thân thiện, gần gũi với thiên nhiên; phát triển các trang trại nuôi thú rừng hoặc nhân giống các vườn hoa lan, các loại dược liệu quý hiếm; đan lát đồ thủ công, mỹ nghệ; dệt thổ cẩm để làm quà lưu niệm độc đáo làm quyến luyến du khách mong muốn trở lại.                                                

Đắc Vinh

   

Các tin khác

  • Vẫn đó, nhà sàn
  • Thành phố Kon Tum: Khai thác hiệu quả yếu tố văn hóa để phát triển du lịch
  • Khai mạc Giải vô địch bơi các nhóm tuổi tỉnh năm 2025
  • Những nghệ nhân bền bỉ giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Chuyển đổi số để phát triển du lịch hiệu quả
  • Tâm huyết trao truyền tiếng chiêng cho thế hệ trẻ
  • Chùm ảnh: Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Bế mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Cụm thi đua các trường chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by