Tại buổi tọa đàm “ Giá trị, ý nghĩa lịch sử và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum” do UBND tỉnh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ, gợi mở nhiều vấn đề đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum…
Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi với nhiều trận đấu hay, hấp dẫn, nhiều kịch tính, chiều 17/9, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức lễ bế mạc và trao thưởng các đơn vị và cá nhân đạt thành tích tốt tại Giải cầu lông các lứa tuổi toàn tỉnh năm 2017.
Các tiết mục biểu diễn đan xen bằng cả tiếng Việt và tiếng Lào, ca ngợi mối tình thủy chung son sắt của 2 dân tộc Việt - Lào, ca ngợi Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và lãnh tụ Cay-xỏn Phôm-vi-hản, nói lên sự đồng cam cộng khổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của hai nước Việt Nam- Lào... đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trong 3 ngày 25-27/8, Công đoàn ngành Ngân hàng tỉnh tổ chức Hội thao lần thứ XIV năm 2017. Tham dự hội thao có 13 đoàn với trên 190 vận động viên đến từ các đơn vị ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Sáng 27/8, Phòng Văn hóa thông tin huyện Đăk Hà phối hợp với UBND xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) tổ chức bế giảng lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thiếu nhi thôn Kon Rôn (xã Ngọc Réo).
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3km về hướng đông. Làng có 61 hộ, trong đó người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) chiếm trên 95%…
Con rối thể hiện sự khéo léo, tài hoa trong chế tác tượng gỗ dân gian; biểu thị nét hồn nhiên, phóng khoáng trong tâm hồn những người con của rừng của núi, mong ước về cuộc sống nhẹ nhàng,vui tươi, hòa mình vào thiên nhiên.
Bước chân vào vườn tượng gỗ trong cánh rừng nguyên sinh ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông), cảm giác như đang lạc vào khu vườn cổ tích với bao điều hấp dẫn. Sự mộc mạc trong từng nét gọt đẽo tự nhiên trên mỗi bức tượng như gợi lên những điều cổ xưa, cứ thế dẫn khách tham quan khám phá các câu chuyện sinh động về núi rừng, về vòng đời, về sự sinh tồn của vạn vật, cho đến nhịp sống sinh hoạt phong phú của người dân núi rừng Kon Tum.
Sáng 20/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh lần thứ XII năm 2017. Tham gia Hội thao có 250 vận động viên đến từ 17 đoàn thuộc LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày 19/7, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả quá trình tập luyện và tham gia thi đấu tại Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia 2017.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của nhân loại” vào ngày 25/11/2005. Từ khi được UNESCO vinh danh đến nay, công tác quản lý, giữ gìn, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng ở Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa đích thực của cồng chiêng nhằm phục vụ đời sống tâm linh và đời sống văn hóa trong các lễ hội của Tây Nguyên.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh có 427 đội nghệ nhân cồng chiêng ở các làng và mỗi năm tham gia biểu diễn, truyền dạy cho khoảng 1.000 học viên; trong đó, hơn 70% người học là học sinh ở các trường. Văn hóa cồng chiêng được đưa vào trường học, góp phần khơi dậy niềm tự hào và giáo dục, giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên.
Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.