• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các DTTS ở Đăk Hà

07/07/2022 13:03

Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào DTTS Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng. Từ lá mì, người Ba Na có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: canh lá mì, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì luột chấm muối ớt… Tuy nhiên, lá mì xào ngọn đu đủ vẫn là món dân làng hay nấu nhất. Ngoài ra còn có các món thịt nướng ống lồ ô, nướng xâu; xương nấu với rau bèo (trai); lòng nấu với môn đá (thuk) và thân chuối non.

Trong khi đó, món ăn của người Xơ Đăng gồm có rau dớn, tôm, cua, cá suối, măng chua, thịt dúi, thịt heo, gà nướng hoặc gác bếp, dế nướng, dế chiên mắm, chuột gác bếp hoặc nướng than. Với các loại rau rừng, có món rau dớn luột hoặc xào với tỏi, thịt bò; cá suối nướng hoặc xào với quả cà đắng, lá môn, đọt mây, măng le rừng. Người dân thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, bương, vầu, lá chuối, bếp than củi để nấu các món ăn. Việc chế biến món ăn gần như chỉ dựa vào kinh nghiệm, phong tục truyền thống hay sự chỉ dạy trực tiếp từ gia đình. Thức uống phổ biến nhất của đồng bào DTTS Đăk Hà là rượu cần. Nguyên liệu dùng làm rượu thường được sử dụng là củ mì, hạt kê, gạo tẻ, gạo nếp, bắp…

Phong phú và đa dạng các món ẩm thực của người dân Đăk Hà. Ảnh: QĐ

 

Ông Trần Anh Dũng - Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đăk Hà cho biết: Ngoài 2 thành phần DTTS tại chỗ nêu trên, sau khi đất nước thống nhất 1975, các DTTS miền núi phía Bắc di cư vào sinh sống và lập nghiệp ở huyện Đăk Hà rất nhiều và họ cũng có những món ẩm thực khá đặc sắc.

Đáng chú ý là món bánh giò của dân tộc Tày, Nùng. Người dân dùng gạo nếp ngâm vào nước lọc từ tro bếp (tro bếp đốt từ vỏ quả đậu đen là tốt nhất); ngâm khoảng 10 tiếng, sau đó đem rửa sạch, để ráo nước. Bánh giò muốn được thơm, ngon, phải gói bằng lá đót. Sau đó luộc tầm 10 tiếng, khi bánh chín vớt ra để nguội. Bánh chín dẻo, mềm, thơm, không còn thấy hạt gạo, để nguội, khi ăn chấm kèm mật mía. Đặc biệt, bánh ú của dân tộc Thái được gói nhọn như sừng bò, có nơi gọi là bánh sừng bò (cách nấu giống bánh chưng).

Tại xã Đăk Ngọk, có món xôi ngũ sắc của người Tày, Nùng; đặc biệt ở phần tạo màu tự nhiên, bằng một loại cây rừng có tên lá cẩm và kỹ thuật đồ xôi trong chõ. Xôi tím ngon phải được làm từ loại nếp nương được trỉa trên đồi cao, hạt to. Cây lá cẩm có 4 loại với các đặc điểm khác nhau, bao gồm: Cây lá cẩm tím còn được gọi là chằm lai; cây lá cẩm đỏ được gọi là chằm thủ; cây lá cẩm tím đậm (cẩm Huế) còn có tên là chằm khâu; cây lá cẩm vàng còn gọi là “chằm hiên”. Đối với người Tày, người Nùng, lá cẩm không chỉ đơn thuần dùng để chế biến thức ăn, tạo màu sắc đẹp, bắt mắt cho món xôi tím, mà còn được biết đến là một loại cây thuốc có tính mát, tác dụng chữa các bệnh như ho, viêm phế quản, nhiều đờm.

Trước khi đồ xôi, người đầu bếp phải ngâm gạo, đãi sạch, đồng thời đun sôi nước lá cẩm cho đến khi nước sánh lại, thành màu tím tươi. Chờ nước nguội, thì cho gạo nếp vào ngâm khoảng 10 tiếng để hạt gạo thấm đều màu tím, rồi vớt ra để ráo nước mới đổ vào chõ nấu xôi đặt trên bếp lửa. Xôi có màu đậm hay nhạt, phụ thuộc vào nước lá cẩm đặc hay loãng và kinh nghiệm đồ xôi của mỗi người. Để hương vị xôi tím thêm thơm ngon, chõ đồ xôi phải sạch sẽ và phải luôn giữ ngọn lửa đều, than hồng cho đến khi xôi chín đều.

Trước đây, người Tày, người Nùng hay người Thái di cư vào Tây Nguyên hầu như ai cũng mang theo hạt giống các loại rau, gia vị quê hương Tây Bắc vào trồng để chế biến các món ăn đặc trưng của dân tộc. Phụ nữ thì mang theo bộ trang phục truyền thống, khăn piêu. Vì vậy, những ngày hội, ngày lễ lớn phụ nữ Tày, Nùng, Thái, cư dân cùng nhau chuẩn bị những món ăn truyền thống đãi khách.

Dù xa quê nhiều năm, nhưng người Tày, Nùng ở Đăk Ngọk vẫn gìn giữ trang phục áo cóm, váy đen, khăn piêu; giữ điệu múa sạp, múa cộng đồng, ném còn, đập niêu; giữ những món ăn truyền thống như xôi tím, thịt heo gác bếp, rượu nếp. Vào dịp đầu xuân thì là lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) với đàn tính, hát then mang theo từ Cao Bằng, Bắc Kạn, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc cũng như văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Quang Định

   

Các tin khác

  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Hơn 200 CB, CC, VC, NLĐ tham gia hội thao chào mừng Tháng Công nhân
  • Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na
  • Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
  • Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều
  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by