• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Hội nghị thành lập HTX Dược liệu Du lịch Ngọc Linh H80    Chủ động các phương án phòng, tránh, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Trường Đại học Kochi, Nhật Bản    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Tập đoàn ICC, Nhật Bản    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt thăm Trường Đại học Fukushima (Nhật Bản)   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Để hủ tục không cản bước phát triển

14/07/2022 13:03

Những hủ tục, phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi cộng đồng, địa phương. Việc xác định và từng bước loại bỏ các hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào các DTTS là cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, địa phương.

Việc loại bỏ những hủ tục đi liền với gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS. Ảnh: TH

 

Quyết định 385/QĐ-UBND (ngày 1/7/2022) của UBND tỉnh ban hành Danh mục các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân.

Theo đó, 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần bài trừ, xóa bỏ hoàn toàn hoặc một phần đã được nêu ra, chỉ rõ về tính chất, mức độ ảnh hưởng, sự cần thiết phải xóa bỏ. Trong đó, có 6 hủ tục gồm: Kiêng cữ cái chết xấu; cúng ốm đau và khấn cầu thần linh; kiêng kỵ vật nuôi phóng uế, đẻ con ở dưới, bên trong kho thóc; thuốc thư; hôn nhân cận huyết; tảo hôn. 8 phong tục không còn phù hợp là: Nợ miệng; ăn uống kéo dài trong các dịp tang ma, cưới hỏi, lễ hội; thả rông gia súc, gia cầm; củi hứa hôn; tưởng nhớ và cho người chết ăn; để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma; sinh đẻ tại nhà; ngủ “đầm” (ngủ rẫy).

Đây chính là cơ sở để các ngành, địa phương nhận diện và đề ra các giải pháp tuyên truyền, khắc phục một cách hiệu quả.

Có thể nói, với 55,1% dân số là đồng bào DTTS, mỗi dân tộc đều có giá trị văn hóa độc đáo, tạo nên nét đa dạng về văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nhưng rõ ràng, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trở nên lạc hậu, lỗi thời, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội cần phải loại bỏ.

Thời gian qua, triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS, với quan điểm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS trên địa bàn xóa bỏ những hủ tục, phong tục lạc hậu. Đồng thời duy trì, phát huy những tập quán hay, nét văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của các dân tộc, đảm bảo sự hài hòa giữa kế thừa và phát triển, xây dựng nếp sống văn minh. Nhiều lễ hội văn hóa, nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp, tiến bộ được khôi phục, giữ gìn và phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Đặc biệt, hơn 1 năm qua, việc đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã “thổi làn gió mới” vào đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, hàng ngàn hộ DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những tập tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... để vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Tuy nhiên, do một số phong tục, tập quán đã hình thành từ lâu đời, trình độ dân trí của người dân còn thấp cùng với tư tưởng không muốn thay đổi của một số người nên ở nhiều vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại các hủ tục, phong tục lạc hậu, đặc biệt là các hủ tục, phong tục mang tính tâm linh.

Những hủ tục, phong tục thường mang yếu tố mê tín, dị đoan, gây tốn kém về kinh tế đối với các gia đình, làm mất vệ sinh môi trường, làm suy giảm nòi giống, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của người dân, gây mất đoàn kết trong cộng đồng. Nhìn rộng hơn, việc tồn tại những tập tục lạc hậu đã làm cản trở sự phát triển của mỗi cộng đồng và các địa phương.

Nhằm đẩy mạnh công tác xóa các phong tục, tập quán lạc hậu tại địa phương, ngày 18/3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh. Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND (ngày 1/7/2022) công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ là cụ thể hóa mục tiêu, quyết tâm thực hiện vấn đề này để xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ trong các vùng đồng bào DTTS.

Xóa bỏ các tập tục lạc hậu là việc làm quan trọng, giúp người dân đẩy lùi một khoảng tối trong suy nghĩ, tư tưởng để không cản bước sự phát triển. Tuy nhiên, đây là việc không hề dễ dàng và khó có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều”, do đó,  cần có sự chung tay, chung sức, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể và của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, để từng bước làm thay đổi nhận thức, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ với những giải pháp linh hoạt, phù hợp với mỗi địa bàn, dân tộc.

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Tục người Ba Na đặt tên cho con
  • Nghệ thuật tạo hình hoa văn cổ truyền ở Tây Nguyên
  • Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS huyện Kon Rẫy lần thứ I-2022
  • Lợi thế để du lịch Ngọc Hồi cất cánh
  • Chương trình văn nghệ “Ký ức màu hoa đỏ”
  • Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Đăk Tô năm 2022
  • Thay đổi tư duy và nhận thức là điều kiện tiên quyết
  • Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • Giải cầu lông Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
  • Vượt qua chính mình
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ngành Y tế tỉnh: Từng bước thực hiện Chương trình Chuyển đổi số
  • Xã hội học tập
  • Khó khăn trong duy trì tỷ lệ bao phủ BHYT
  • Một số giải pháp nâng cao nhận thức về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
  • “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” ở Đăk Hà
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên chất vấn phiên họp thứ 14
  • Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông và một số diện tích lúa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chuyện người đi ngược lệ làng
  • Gian nan gìn giữ và phát triển “Quốc bảo”
  • Về xứ sở sâm dây
  • Ươm mầm xanh trên đất bạc màu

Đất & Người Kon Tum

  • Yên ả Kon Teo Đăk Lấp
  • Chiều mưa, rong ruổi trên những chuyến công tác xa nhà, tôi tình cờ dừng chân tại thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) yên ả và thơ mộng. Trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp với bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây, tôi nhận thấy người dân phát huy tinh thần đoàn kết để gìn giữ những giá trị văn hóa trên vùng đất khó, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp.
  • Y Triêng Nữ nghệ nhân đa tài
  • Ngỡ ngàng Đăk Sing
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by