Tối 2/4, tại Nhà rông văn hóa Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) đã diễn ra Đêm hội cồng chiêng “Kon Tum- Hội nhập và Phát triển” với sự tham dự của 225 nghệ nhân đến từ các huyện, thành phố.
Trong 2 ngày 18-19/3, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội văn hóa-thể thao tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2015. Đây là hoạt động chào mừng đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2015), kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2015).
Chiến thắng ngày 16/3 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum. Chiến thắng này đã kết thúc một chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi anh dũng, hào hùng; góp phần quan trọng vào hành trình thần tốc của cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
Tối 5/3 (tức Rằm tháng Giêng Ất Mùi), Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh tổ chức Đêm Thơ Nguyên tiêu 2015. Đây là hoạt động thường niên của Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh mừng Đảng, mừng Xuân mới; chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2015)...
Cả hai anh Hoàng Đình Chiểu và Nguyễn Sỹ Dũng đã mang đến cho người xem những góc nhìn khác nhau về quê hương Kon Tum. Các bức ảnh như một lời mời gọi, là thông điệp gởi đến bạn bè trong nước, thế giới về đất và người Kon Tum lung linh, huyền thoại, hồn hậu, mến khách…
Ngày 24/2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Mùi), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi 2015. Tới dự có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 11/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Sở Thông tin-Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Hội Báo Xuân Ất Mùi 2015.
Với ĐBDTTS ở Kon Tum, trong mọi sinh hoạt tập thể của cộng đồng làng, khi tiếng cồng, chiêng vang lên, dân làng không phân biệt già trẻ, gái trai, tất cả tay nắm tay nhau, chân dập dìu bước thăng hoa cùng điệu xoang khiến cho những lễ hội thực sự tưng bừng và lôi cuốn lòng người như ngàn năm nay vẫn thế…
Ngày 4/2, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tổ chức Lễ trao bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận: Hơmon (sử thi) của người Ba Na- Rơ Ngao tỉnh Kon Tum thuộc loại hình ngữ văn dân gian được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự và trao Bằng công nhận cho đại diện huyện Sa Thầy.
Trong nhịp cồng chiêng và những điệu xoang, già làng A Pim vừa rót ché rượu cần “làm phép” cho những con vật hiến tế vừa cầu nguyện Yàng phù hộ cho nhà rông, cho bà con dân làng được bình an, lúa không gặp hạn, nước không bị cạn kiệt để cuộc sống bà con được ấm no…
Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống...
Cuộc sống càng đủ đầy, hiện đại, và xô bồ ở thị thành đã khiến con người muốn trở về với những gì đơn sơ, giản dị, gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, “du lịch cộng đồng” chính là chiếc cầu nối để hiện thực hóa sở thích của những lữ hành nơi những miền đất lạ.
Từ lâu, Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Không chỉ là vùng đất của cồng chiêng, của rượu cần, đàn T’rưng… mà nổi danh hơn cả với tên gọi “xứ sở của sử thi”…
huyện Đăk Hà đã thành lập được Đội hát giao duyên ở làng Kon Klốc, xã Đăk Mar với 20 nghệ nhân tham gia; trong đó có 6 nghệ nhân hát giao duyên, còn lại là múa xoang, cồng chiêng và đánh đàn Ting ning, T’rưng…
Trước tình trạng văn hóa cồng chiêng đang có nguy cơ mai một tại một số làng ĐBDTTS, những năm qua, ngành VHTT&DL, các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của nhân loại, để tiếng cồng, chiêng mãi ngân vang.
Cách đây 3 năm làng mình không có đội cồng chiêng nào “ra hồn” đâu, bây giờ đã có 2 đội cồng chiêng “thế hệ mới” luôn đấy, các em đánh chiêng nhịp nhàng mà hay lắm!
Đài PT-TH Kon Tum có chương trình truyền hình, phát thanh tiếng địa phương; Báo Kon Tum cũng đã xuất bản ấn phẩm Báo ảnh bằng 3 thứ tiếng (phổ thông, Ba Na, Xê Đăng); nhiều trường học đã triển khia dạy và học tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc
Tham gia những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”, Đoàn nghệ nhân Kon Tum gồm 50 người, trong đó có 25 nghệ nhân người Ja Rai ở xã Ya Xiêr và 25 nghệ nhân người Ba Na ở xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đã tham gia sự kiện này.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.