• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Ẩm thực truyền thống của đồng bào DTTS huyện Ngọc Hồi

28/10/2022 13:28

Ngọc Hồi là huyện biên giới, nơi hội tụ, sinh sống của 17 dân tộc anh em. Nhắc đến ẩm thực truyền thống các DTTS huyện Ngọc Hồi, mọi người sẽ cảm nhận được từ trong những món ăn, thức uống dung dị có từ ngàn xưa, mang hương vị, sắc màu của đại ngàn như: thịt sóc, thịt dúi, thịt chuột, thịt heo, thịt trâu, cá sông, cá suối, măng le, củ mì. Qua bàn tay chế biến tài hoa của người dân nơi đây, sẽ mang đến cho thực khách những điều thú vị và bất ngờ.

Đối với dân tộc B’Râu, các loại thịt nướng, rau thơm, muối ớt, cá suối, măng chua, lá mì là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày cũng như các dịp lễ hội của cộng đồng.

Ông Thao Lơi (làng Đăk Mế, xã Bờ Y) cho hay: Dân tộc B’Râu có nhiều món ăn đặc sắc, mang hương vị của núi rừng như thịt bằm trộn với rau rừng, cá suối nướng ống nứa, thịt dồi trộn với rau thơm, cá suối nấu với lá mì và măng chua, thịt trâu nướng ống lồ ô, cơm lam, rượu ghè, thịt nhái, thịt sóc, thịt chuột, được chế biến với mỗi loại gia vị khác nhau, tạo nên hương vị riêng của từng món ăn.

Bà Y Chon - Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Dục chia sẻ về cách chế biến món thịt heo gác bếp của người Giẻ- Triêng. Con heo sau khi mổ, được rửa sạch, lọc thịt, thái ra từng miếng, tẩm ướp các loại gia vị (nước mắm, muối ớt, hành, tiêu rừng, dầu ăn...), đưa lên gác bếp. Sau một thời gian, khói bếp (người dân nấu ăn bằng củi) bám vào đến chín luôn miếng thịt. Khi có khách tới thăm nhà, hoặc mỗi khi tổ chức lễ hội, gia chủ mang thịt heo gác bếp đãi khách.

Bà Y Chon, Chủ nhiệm HTX Dục Nông giới thiệu thịt heo gác bếp. Ảnh: Q.Đ

 

“Xưa kia, người Giẻ- Triêng săn bắt heo rừng để chế biến món này. Ngày nay, bà con nuôi heo đen, heo sọc dưa thả rông trong vườn nhà, trên rẫy; cho heo ăn các loại cám gạo, mì, bắp, thân cây chuối, rau lang nên thịt săn chắc, chế biến món thịt heo gác bếp cũng rất ngon. Để trở thành sản phẩm hàng hoá, từ 3 năm nay, HTX Dục Nông nuôi hàng trăm con heo đen, heo sọc dưa; chế biến theo phương pháp an toàn (hút chân không), đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Món thịt heo gác bếp của HTX được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường” - bà Y Chon bộc bạch.

Bên cạnh những món ăn độc đáo của đồng bào các DTTS tại chỗ, ẩm thực truyền thống của dân tộc Mường cũng có nét đặc sắc riêng.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Đinh Thị Quý (thôn Hào Lý, xã Sa Loong) cho biết: Các hộ gia đình người Mường từ tỉnh Hoà Bình di cư vào Ngọc Hồi lập nghiệp từ năm 1991 vẫn giữ gìn nhiều món ăn mang đậm bản sắc của các DTTS vùng núi phía Bắc. Mỗi món ăn được chế biến bằng các loại gia vị khác nhau, tạo nên hương vị riêng. Tiêu biểu như các món lá cây ráy rừng nấu cách thủy với thịt hoặc cá; măng chua nấu với thịt gà; cá suối nấu cách thủy với lá giang; rau thập cẩm chưng cách thủy.

Người Giẻ Triêng ở xã Đăk Dục nuôi heo sọc dưa để làm thịt heo gác bếp. Ảnh: QĐ

 

Ngoài những món ăn đặc trưng của núi rừng, rượu cần của đồng bào các DTTS Ngọc Hồi cũng có những nét riêng. Cùng là rượu cần, nhưng nếu rượu cần đồng bào Xơ Đăng có vị cay, nồng của mì gòn và men lá, thì rượu ghè của đồng bào Giẻ- Triêng lại có hương vị thanh và dịu ngọt của lúa nếp hay hạt kê. Tựu trung lại, mỗi món ăn hay thức uống của đồng bào DTTS là cả một sự sáng tạo trong cách chọn nguyên liệu và cách chế biến để tạo nên sự khác biệt giữa các món ăn của từng cộng đồng dân tộc.

Ông Nguyễn Chí Tường- Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Bên cạnh các giá trị văn hoá cồng chiêng-xoang, chế tác, trình diễn nhạc cụ, dân ca, dân vũ và các nghề truyền thống, ẩm thực của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi được quan tâm giữ gìn và phát huy, từng bước nâng lên thành sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách đến với vùng đất ngã ba biên nhiều hơn.

Đặc biệt, trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9, UBND huyện Ngọc Hồi chỉ đạo chính quyền xã Sa Loong tổ chức Lễ hội văn hoá người Mường năm 2022; trong đó có các hoạt động như tái hiện Lễ cưới truyền thống, Liên hoan văn hoá ẩm thực, tổ chức các trò chơi dân gian của dân tộc Mường, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham dự. Đây là tiền đề để huyện Ngọc Hồi tổ chức định kỳ hàng năm Lễ hội văn hoá Mường, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường; tạo sự đoàn kết, gắn bó với các thành phần DTTS khác trên địa bàn huyện.

Trong thời gian tới, UBND huyện Ngọc Hồi chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát, tham mưu tổ chức một số không gian văn hoá ẩm thực truyền thống để giới thiệu, quảng bá rộng rãi những món ẩm thực độc đáo của đồng bào các DTTS đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. 

Quang Định

   

Các tin khác

  • Lan tỏa phong trào thể dục thể thao quần chúng
  • Khánh thành nhà rông làng Kon Vi Vàng, xã Đăk Tơ Lung
  • Bàn giao chủ thể quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049
  • Tổ chức Ngày chạy Olympic “Vì sức khỏe toàn dân”
  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Hội thao nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục- Thể thao
  • Thành phố Kon Tum: Chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, con người
  • Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới
  • Bế mạc Giải thể thao học sinh tỉnh Kon Tum năm 2023
  • Giải chạy bộ nhân Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Vietcombank
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by