• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Bản sắc Kon Tum

30/03/2022 13:03

Trong giai đoạn phục hồi du lịch, chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh sòng phẳng. Trong điều kiện không còn lợi thế “đi trước”, thì ai khai thác và phát huy tốt bản sắc riêng có, bắt đúng “mạch” thị hiếu các “thượng đế” sẽ thắng.

Gần 1 tuần nay, tôi khá bận rộn với việc trả lời tin nhắn của bạn bè nhiều nơi nhờ tìm kiếm các tour du lịch có thời gian vừa phải cho kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới.

Hầu hết các “đơn đặt hàng” đều đề nghị được đến những nơi mang bản sắc của Kon Tum. Yêu cầu này làm tôi căng thẳng. Bởi cho đến nay, bản sắc của Kon Tum là gì vẫn đang là câu hỏi mở, không có công thức chung, mà tùy theo trải nghiệm của từng người.

Tôi từng hỏi người bạn hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, hiện đang điều hành một doanh nghiệp lữ hành khá lớn ở Hà Nội, đã đưa nhiều đoàn khách đến Kon Tum, rằng: Với góc nhìn độc lập và khách quan, ít nhất là hơn tôi- một người luôn có kiểu nhìn “Kon Tum mình là tốt nhất”, theo anh, bản sắc Kon Tum là gì?

Nói thật nhé, Kon Tum có thế mạnh về du lịch, có tiềm năng để phát triển du lịch, điều đó đúng. Nhưng nhiều người cho rằng, Kon Tum chưa tạo nên khác biệt, hấp dẫn du khách- anh ta nói.

Kon Tum có sự hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, đó là bản sắc văn hóa (bao gồm phi vật thể và vật thể) của các dân tộc tại chỗ- tôi cãi.

Kon Tum có, vậy Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông không có chắc? Hàng xóm của Kon Tum là Gia Lai cũng không thiếu- anh ta thủng thẳng nói với giọng “muốn ăn đòn”. 

Vậy theo anh, bản sắc của Kon Tum là gì? Tôi nhắc lại. Và bồi thêm: Ý anh là, Kon Tum vốn không có bản sắc gì đủ để thu hút du khách?

Anh lắc đầu: Đừng vội nóng. Trước hết, anh hãy hạ cái sự “hăng tiết vịt” của mình đi. Theo lý giải của tôi, nếu tour nào cũng tham quan di tích lịch sử văn hóa, về làng trải nghiệm văn hóa, lễ hội, xem chiêng- xoang, ngắm núi rừng, sau đó là đốt lửa trại, ăn gà nướng, cơm lam, uống rượu cần, thì du khách chỉ cần đến một điểm là đủ.

Dù không muốn, tôi cũng phải ngầm thấy anh ta có lý. Từng có những phàn nàn rằng, sự “na ná nhau” này vừa làm mất tính đặc trưng riêng có của từng điểm du lịch, vừa tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho du khách.

Trong mắt của người làm du lịch chúng tôi, có những điều tưởng như bình thường, lại làm nên bản sắc cho Kon Tum. Cần có chính sách, hướng đi để quảng bá chúng, lấy đó làm điểm thu hút du khách- bất ngờ anh ta nói.

Ví dụ, ở ngay trong thành phố Kon Tum vẫn có những ngôi làng hiện diện nhẹ nhàng như hơi thở tất yếu của đời sống đô thị, điều mà không thể thấy ở Buôn Ma Thuột, hay Pleiku. Ở đó, làng lạ lẫm và tách biệt, muốn đến làng, muốn trải nghiệm cuộc sống ở làng phải đi khá xa.

Nhưng ở Kon Tum, chỉ cần đi ít phút là đã hết phố, lạc vào làng. Rất gần. Những Kon K’tu, Kon Tum Kơ Pâng, Kon Rờ Bàng, Plei Tơ Nghia, Plei Đôn… Ngay trong phố cũng có thể thấy thấp thoáng những ngôi làng nhỏ ẩn hiện dưới tán lá xanh tươi, với mái nhà rông cao vút.

Chỉ cần xuống làng, du khách tự nhiên sẽ hòa nhập vào cuộc sống thường ngày của dân làng, chứ không phải “dàn cảnh”. Bà con vẫn gieo trồng và chăn nuôi theo cách riêng của mình. Đầu làng vẫn thấy đám trẻ nghịch ngợm hoặc người già ngồi trước cửa cười hiền lành, hay ánh mắt của cô gái Ba Na sáng long lanh như chứa cả khoảng trời xanh.

Văn hóa ẩm thực các dân tộc tại chỗ có sức hút hơn với du khách khi chính họ được tham gia. Ảnh: HL

 

Hay như những bữa “buffet lồ ô” trong làng, do du khách trực tiếp thực hiện các công đoạn chế biến, từ tìm ống lồ ô, bắt cá, hái rau rừng, đến đốt lửa và nướng dưới sự hướng dẫn của dân làng. 

Không có gì làm du khách thích thú hơn khi ngắm đống lửa rừng rực cháy, và một hàng dài  ống lồ ô xanh mướt gác trên một giá đỡ, ngọn lửa vươn lên, trùm kín. Và sau đó là thưởng thức những món ăn do chính mình chế biến theo cách truyền thống trong tiếng chiêng ngân nga.

Đó chính là bản sắc. Du khách thích như thế. Tôi cam đoan như vậy - anh ta “chốt hạ”.

Trong giai đoạn phục hồi du lịch, chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh sòng phẳng. Bài học quan trọng nhất là biết cách vận hành như thế nào để vừa bảo đảm an toàn, vừa hài lòng du khách.

Trong điều kiện không còn lợi thế “đi trước”, thì ai khai thác và phát huy tốt bản sắc riêng có, bắt đúng “mạch” thị hiếu các “thượng đế” sẽ thắng.

Du lịch văn hóa là thế mạnh, nhưng cần liên kết để tạo nên sản phẩm du lịch khác biệt. Ảnh: HL

 

Thực tế này đòi hỏi cơ quan quản lý và chính quyền địa phương có sự nghiên cứu và xây dựng chính sách cụ thể nhằm phát huy hiệu quả những khác biệt, không chỉ thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi sự sáng tạo.

Theo đó, cần quan tâm hỗ trợ các làng du lịch cộng đồng phát huy những giá trị riêng, những sản phẩm mang tính khác biệt, từ đó tạo nên một “hệ sinh thái du lịch”. Mà ở đó, trong cái chung có cái riêng, và ngược lại.

Một số chuyên gia cho rằng, Kon Tum có thế mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái, trải nghiệm, nhưng có thể tránh sự “na ná nhau”, dẫn đến nhàm chán, bằng cách tạo nên chuỗi sản phẩm.

Ví dụ, thế mạnh của làng Kon K’tu (thành phố Kon Tum) là dệt thổ cẩm, chèo thuyền trên sông Đăk Bla; làng Kon Brăp Du (Kon Rẫy) có thế mạnh về du lịch văn hóa, với lễ Et Đông của đồng bào Ba Na; làng Kon Pring (Măng Đen, Kon Plông) là du lịch sinh thái, khám phá rừng..., thì việc cần làm là liên kết thành tour, vừa phong phú lại vừa độc đáo và hấp dẫn.

Đây chính là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn của du khách, cho dù giá sản phẩm cao hơn.           

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
  • Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế
  • Kon Plông: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ
  • Giải Bóng chuyền “Bông lúa vàng” năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by