• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Sô Lây Tăng    Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị    Sơ kết 1 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh    Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh    Giao lưu người có uy tín trong đồng bào DTTS dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dựa vào cộng đồng

22/11/2021 06:06

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Sở VH-TT&DL tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Ngành VH-TT&DL xác định việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, ngành chú trọng tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức liên hoan dân ca dân vũ, trò chơi dân gian. Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm tạo môi trường lành mạnh, phục vụ cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Đáng chú ý, ở nhiều thôn, làng, các nghệ nhân tích cực mở các lớp truyền dạy cho thiếu nhi và thế hệ trẻ trong làng biết về diễn tấu cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc đã góp phần xây dựng đội ngũ nghệ nhân trẻ kế cận trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hàng chục năm qua, nghệ nhân A Biu (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) đã mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh thiếu nhi. Không những mở lớp truyền dạy tại nhà riêng, nhà rông của làng, ông còn được các trường học trên địa bàn mời giảng dạy về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Ngoài ra, ông còn sưu tầm, lưu giữ các bộ cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, “biến” nhà mình như một “bảo tàng thu nhỏ” để trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể của dân tộc Ba Na, thu hút nhiều du khách đến thăm và đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng.

Nghệ nhân dệt thổ cẩm. Ảnh: C.C

 

Nghệ nhân Y Lim (thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) nhiều năm qua đã mở nhiều lớp truyền dạy nghệ thuật múa xoang cho thiếu nữ trong thôn. Nhiều bài múa xoang được bà truyền dạy, giúp các em hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó yêu thích và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Điều đáng trân trọng, nghệ nhân Y Lim đã thành lập đội cồng chiêng múa xoang nhí của thôn, phục vụ khách đến tham quan Làng du lịch cộng đồng Kon Pring và được các khách sạn lớn tại thị trấn Măng Đen mời đến biểu diễn cồng chiêng múa xoang cho du khách xem; tham gia biểu diễn các sự kiện chính trị, văn hoá lớn của huyện, của tỉnh; được tỉnh cử tham gia các liên hoan văn hoá cồng chiêng các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.

Những việc làm mà 2 nghệ nhân ưu tú A Biu, Y Lim và nhiều nghệ nhân khác trên địa bàn tỉnh đang làm không chỉ góp phần gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà qua đó, còn góp phần giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết, cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Tại nhiều địa phương, văn hóa cồng chiêng được phục hồi như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong các dịp lễ hội, ngày vui của cộng đồng dân cư... Vì vậy, thời gian qua, Ngành VH-TT&DL đã chú trọng khôi phục các lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS. Đến nay, đã khôi phục được trên 25 lễ hội; tổ chức hàng trăm lớp  truyền dạy cồng chiêng, xoang; lớp truyền dạy Hơ mon (sử thi); truyền dạy kỹ thuật chế tác và trình diễn một số nhạc cụ dân gian truyền thống, nghề dệt, đan lát của các thành phần DTTS tại chỗ nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Trong thời gian tới, ngành VH-TT&DL tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy các di văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có sự tham gia của cộng đồng, xã hội. Mặt khác, ngành chú trọng công tác điều tra, nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể cấp thiết cần được bảo tồn, gắn việc bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, tạo nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; đồng thời bảo lưu ngôn ngữ, nhạc cụ, khôi phục các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ; tổ chức “Ngày hội văn hóa-du lịch-thể thao các dân tộc của tỉnh”...      

Cao Cường

   

Các tin khác

  • Bế mạc và trao giải bơi lội Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII-2022
  • Hướng về mùa Phật đản an lành
  • Khai mạc Giải bơi lội Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần VII-2022
  • Gắn kết du lịch với dược liệu
  • Biến tiềm năng thành cơ hội để phát triển
  • Ngày mới ở Măng Đen
  • Kết nối du lịch Kon Tum - Nam Lào
  • Kon Plông: Khai mạc các sự kiện Văn hóa - Du lịch huyện năm 2022
  • Khai mạc Đại hội TDTT huyện Đăk Hà lần thứ VII-2022
  • Tạo động lực thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đảng ủy Quân sự tỉnh tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 382
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức làm khoa học
  • Hiệu quả từ học tập và làm theo lời Bác ở xã Ðăk Tăng
  • Trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Sô Lây Tăng
  • Hội nghị toàn quốc triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP
  • Khoa học và công nghệ - động lực thúc đẩy tăng trưởng KT-XH
  • Đảng ủy BĐBP tỉnh: Sơ kết 1 năm học tập và làm theo Bác
  • Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ấn tượng hành trình “Về miền Quốc bảo”
  • Đổi thay từ Cuộc vận động
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn với Hội thi Cồng chiêng - xoang ở huyện Kon Plông
  • Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Đất & Người Kon Tum

  • Vang mãi tiếng rèn
  • Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.
  • Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray
  • Người Brâu giữ gìn văn hóa truyền thống
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by