• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Bình dị "cơm làng" ở Măng Đen

09/12/2023 06:24

Đến với chợ phiên Măng Đen, du khách có thể trải nghiệm, thưởng thức nhiều món ngon dân dã, độc đáo. Trong số đó có “cơm làng”, một món ăn hết sức bình dị, quen thuộc.

Chợ phiên Măng Đen tổ chức ở khu rừng thông, công viên trung tâm của Măng Đen. Dạo một vòng phiên chợ, dưới tán rừng thưa, những ánh đèn lấp lánh giữa làn sương khói mờ ảo phảng phất, hương vị của món ăn nơi đây làm tôi không thể cưỡng lại được.

Xem xét một lúc, tôi quyết định chọn món “cơm làng”- cái tên nghe quen quen, dân dã và gây sự tò mò- để thưởng thức. Ở đây cũng có một đống lửa bên cạnh, tạo ra bầu không khí ấm áp, gần gũi trong tiết trời giá lạnh vào buổi tối ở Măng Đen.

Chị Ngô Thị Na đang chế biến món cơm làng cho du khách. Ảnh: N.B

 

Sau một lúc chờ đợi, món “cơm làng” cũng đã được bày biện trong một chiếc mẹt và đặt trên một cái bàn nhỏ bên đống lửa bập bùng. “Đầu bếp” cửa hàng đã khéo tay bài trí các món ăn rất bắt mắt. Mặc dù đã đói meo sau một ngày vất vả nhưng tôi cũng tò mò hỏi về nguồn gốc của món “cơm làng” bởi sự thu hút, hấp dẫn từ màu sắc, hương vị đến cách thưởng thức của món ăn.

Chị Ngô Thị Na, hiện là Chủ tịch Hội LHPN huyện, cùng tham gia phụ giúp bán hàng vào buổi tối ở phiên chợ khi rảnh rỗi vui vẻ giải thích xuất xứ của món ăn. Chị kể: Đây là gian hàng của HTX T’Măng Deeng, thành viên chủ yếu là chị em phụ nữ người DTTS ở các làng trên địa bàn huyện Kon Plông, tôi cũng là thành viên của HTX. Khi UBND huyện có chủ trương thành lập Chợ phiên Măng Đen, tôi đã vận động chị em mang sản phẩm ra bày bán, trao đổi, qua đó giao lưu, chia sẻ về văn hóa, đặc sản của địa phương. Các chị em đều đồng lòng hưởng ứng và tin tưởng. Khi phiên chợ đi vào hoạt động được 2 tuần, nhận thấy nhiều du khách mong muốn có những món ăn đặc trưng vùng miền đậm đà bản sắc dân tộc tại địa phương, nắm bắt nhu cầu đó, tôi mạnh dạn đề xuất bán “cơm làng”.

“Vì tôi từng trải qua nhiều vị trí công tác kể từ khi thành lập huyện Kon Plông, đi được nhiều thôn làng và tiếp xúc với các bữa cơm của bà con, tôi thấy được cái dân dã, mộc mạc đến bình dị trong bữa cơm của bà con, và điều đó gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Bên cạnh đó, món này sử dụng những nguyên liệu, cách chế biến, khẩu vị đều dựa vào những món ăn hàng ngày của người Xơ Đăng ở Kon Plông nên có thể xem là đặc sản của Kon Plông cũng được” - chị Na tươi cười chia sẻ.

Đến đây, chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện, đống lửa bập bùng làm cho không khí trở nên ấm áp. Mọi người xích lại gần nhau hơn khi có vài du khách cũng đến kê bàn bên đống lửa để vừa ngồi sưởi ấm vừa thưởng thức món “cơm làng”.

Món cơm làng được bài trí thân thiện, bắt mắt. Ảnh: NB.

 

Một mẹt cơm làng có giá 40.000 đồng đủ cho 2 người cùng ăn, bao gồm cơm nén 3 màu; quả sung rừng muối; thịt heo làng nướng; đọt su su, đọt bí, rau dớn luộc; măng rừng xào. Bên cạnh đó, mẹt cơm còn có nước luộc củ cải, cà rốt thu mua từ những vườn nông sản sạch tại Măng Đen để thay canh và thêm vị ngọt từ củ quả cho bữa ăn. Mẹt cơm còn có 3 loại muối chấm là muối lá é, muối cá giã và muối mè. Các món ăn trong mẹt cơm làng được các chị trau chuốt, tỉ mỉ từng chút một, chỉ chọn các “sản vật” địa phương, có lợi cho sức khỏe.

Quả thật, bản thân tôi rất ấn tượng món «cơm làng» bởi hương vị đậm đà, các nguyên liệu thường gặp nhưng được chế biến, kết hợp các thành phần khác nhau để kích thích khứu giác, vị giác tạo cảm giác ngon miệng lạ thường. Cũng có thể vì cái bụng đã quá đói nên ăn gì cũng ngon chăng- tôi nghĩ. Để giải đáp, tôi hỏi anh Hiếu, một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đang ngồi bàn bên cạnh. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã đến Măng Đen được 2 ngày, cũng đã thưởng thức nhiều món ăn ngon như gà nướng, cơm lam, bánh canh cá lóc, lẩu xuyên tiêu, nhưng thực sự rất thích món cơm làng. Mặc dù chỉ là các món ăn thường gặp nhưng lại được kết hợp với nhau tạo ra một bữa ăn có hương vị đậm đà, ấn tượng”. Vậy là tôi đã không đơn lẻ trong cảm nhận này.

Thêm vài khúc củi cho đống lửa bùng lên, chị Na chia sẻ: Mong muốn của chị em là giúp du khách thưởng thức “cơm làng” không chỉ no bụng mà còn được trải nghiệm văn hóa ẩm thực của địa phương. Đồng thời, đây cũng là cách để giới thiệu những đặc sản của đồng bào DTTS huyện Kon Plông đến với du khách, để mọi du khách có thể cảm nhận được vị mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

Kết thúc bữa cơm thân tình, đầm ấm, chúng tôi xin phép tạm chia tay để hòa nhịp vào tiếng cồng chiêng vang vọng, điệu xoang nhịp nhàng uyển chuyển của những nghệ nhân dân tộc Mơ Nâm trình diễn tại phiên chợ. Hy vọng món “cơm làng” dân dã, bình dị sẽ hoàn toàn chinh phục được du khách gần xa khi đặt chân đến Măng Đen. 

Nguyễn Ban                                                 

   

Các tin khác

  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
  • Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế
  • Kon Plông: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ
  • Giải Bóng chuyền “Bông lúa vàng” năm 2025
  • Chùm ảnh: Du lịch trải nghiệm về với thiên nhiên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by