• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán    Lời chúc Tết Quý Mão – 2023 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng    Xuân khát vọng    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn thăm, động viên các đơn vị trực đêm giao thừa    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tại huyện Kon Rẫy   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Chiêm ngưỡng di sản thế giới đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng

04/12/2022 15:14

Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là hệ thống gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm, được khắc trên vách đá, hang động của Di tích quốc gia đặc biệt - Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, cùng nhiều thể loại văn học của các vị vua, quan triều Nguyễn, các cao tăng, mặc khách… có niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.

Trong đó, tại động Hoa Nghiêm có 20 ma nhai, động Huyền Không hiện đang lưu giữ 30 ma nhai, động Tàng Chơn có 20 ma nhai trên vách đá; tại động Vân Thông có 2 ma nhai…

Đây là nguồn tư liệu quý, có giá trị được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Ẩn chứa trong nguồn di sản tư liệu này là hệ giá trị trên nhiều mặt: lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và khoa học. Mỗi giá trị là sự khẳng định nét văn hóa Việt Nam trong tầng sâu tâm thức của cư dân bản địa.

Toàn cảnh Danh thắng Ngũ Hành Sơn (nhìn từ ngọn Thủy Sơn). Ngọn núi này là nơi tập trung nhiều ma nhai vừa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: baodanang.vn

 

Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được đánh giá cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà UNESCO đưa ra như: tính xác thực và vẹn toàn; ý nghĩa khu vực; ý nghĩa về giới; có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học. Ảnh: baodanang.vn

 

Ma nhai “Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” của thiền sư Huệ Đạo Minh được khắc năm Tân Mùi (1631) ở động Vân Thông, sau khi ông đứng ra hưng công trùng tu chùa ở núi Ngũ Uẩn (Ngũ Hành Sơn). Các nhà chuyên môn nhận định đây là bản ma nhai được khắc sớm nhất ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: baodanang.vn

 

"Phổ Đà sơn linh trung Phật" - ma nhai được đánh giá có giá trị nhất nhì tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, hi lại việc thiền sư Huệ Đạo Minh chủ trì hưng công trùng tu tôn tạo chùa Phật trên núi Phổ Đà (Ngũ Hành Sơn) và chùa Bình An ở dưới núi; việc tôn tạo được sự đóng góp nhiều của thiện nam, tín nữ, trong đó có một số người Nhật Bản, Trung Quốc… Ảnh: baodanang.vn

 

Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là bộ sử của Phật giáo Đàng Trong, bắt đầu với tấm bia chữ Hán có niên đại Nhâm Tuất 1622 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ảnh: baodanang.vn

 

Các ma nhai ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn là những dương bản duy nhất, có số lượng lớn, hiện còn ở trên các trên vách đá. Đến nay chưa hề có tư liệu nào đề cập đến việc thay đổi, chỉnh sửa hay làm mới về hình thức cũng như nội dung của các ma nhai này. Ảnh: baodanang.vn

 

Bạn trẻ tham quan, chụp lưu lại những hình ảnh của ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: baodanang.vn

 

Người dân, du khách tham quan động Huyền Không và các ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: baodanang.vn

 

Ma nhai Ngũ Hành Sơn là di sản được công nhận ở tầm khu vực châu Á- Thái Bình Dương đầu tiên của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: baodanang.vn

 

Theo baodanang.vn

   

Các tin khác

  • Khám phá một số thác nước đẹp ở Kon Tum
  • Sa Thầy: Giải đua thuyền độc mộc mùa Xuân lần thứ 4 năm 2023
  • Để cồng chiêng ngân mãi
  • Hai thế hệ cùng gìn giữ sử thi
  • Cồng chiêng đón khách
  • Phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc Việt Nam
  • Sa Thầy: Khánh thành nhà rông làng Chốt
  • Vang mãi cồng chiêng
  • Xã Đăk Nông: Phục dựng lễ hội Cha Raang – “Ăn lúa mới”
  • Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh tổng kết công tác năm 2022
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nơi đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cán bộ
  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Bộ đội Biên phong tỉnh tổ chức Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ
  • Đăk Tô kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm ở người
  • [INFOGRAPHIC] Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
  • Tết sum vầy
  • Quyết liệt các giải pháp đảm bảo ATGT
  • Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by