• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Dấu ấn thắng lợi tại Điểm cao 601 góp phần giải phóng Đăk Tô- Tân Cảnh

17/04/2017 08:09

​Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian nan mà anh dũng, nhiều tên người, tên làng, tên núi, tên sông của mảnh đất cực bắc Tây Nguyên đã được ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc. Điểm cao 601 - Di tích lịch sử Cách mạng ở huyện Đăk Hà là địa chỉ ghi dấu thắng lợi trận đánh ngày 10-11/4/1972, góp phần giải phóng Đăk Tô -Tân Cảnh.

Di tích lịch sử Cách mạng Điểm cao 601 nằm ở địa bàn xã Đăk La, huyện Đăk Hà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, điểm cao 601 giữ vị trí là một chốt điểm quân sự quan trọng của địch trong hệ thống vành đai phòng thủ bảo vệ thị xã Kon Tum và đường 14 - Con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường Bắc Tây Nguyên. Nhận rõ vị trí chiến lược quân sự quan trọng của điểm cao 601, ta quyết tâm đánh chiếm, địch cũng bằng mọi cách cố thủ. Nhiều trận giao tranh quyết liệt đã diễn ra ở đây, nên ngày trước, khu vực này còn có tên gọi “Dốc đầu lâu”.

Năm 1967, ông Lê Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi thành phố Kon Tum - là chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 304 thuộc Tỉnh đội Kon Tum. Từng tham gia một trận đánh địch tại Điểm cao 601 ngày ấy, ông Hùng kể: Theo qui luật hoạt động, mùa mưa, địch co cụm lại, còn mùa khô thì mở rộng càn quét. Mùa khô năm 1967, chúng “nống ra”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta ở Đăk Tô - Tân Cảnh. Bị ta đánh trả, quân ngụy từ Kon Tum tăng viện lên một đoàn xe khoảng 30-40 chiếc, chở đầy lính. Nắm chắc âm mưu của địch, Tiểu đoàn 304 được giao nhiệm vụ phục kích, đánh chặn đường tiến của địch tại khu vực điểm cao 601. Bộ đội ta lúc đó, với chủ yếu súng đại liên Max và cối 60, cối 81 đã phục kích sẵn, chờ địch hành quân qua vũng lầy phía đông đường 14, đến đầu dốc thì nổ súng, chiếm lĩnh trận địa.

Ông Hùng còn nhớ, trận đó, ta bắn cháy 5 xe GMC của địch. Hàng chục quân ngụy thương vong. Địch không thể tăng viện cho chiến trường Tân Cảnh.

Thắng lợi của trận đánh vào mùa khô năm 1967 chỉ là một trong số các cuộc tấn công của bộ đội ta vào Điểm cao 601, chuẩn bị điều kiện cho chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh năm 1972.

Cố thủ chốt điểm quân sự quan trọng, đầu năm 1972, địch bố trí lực lượng hùng hậu để chốt giữ ở điểm cao 601, chủ lực là trận địa pháo binh và xe tăng trên mỏm đồi hình yên ngựa. Ở phía bắc có Đồn Bảo an số 23 Hà Mòn đóng chân cùng với hệ thống xe thiết giáp tăng cường. Phía nam có Sở chỉ huy lữ đoàn dù 3 chốt giữ cùng sự hậu thuẫn mạnh của trận địa pháo lớn và các loại xe tăng, xe bọc thép. Ngoài ra, điểm cao 601 còn được địch bổ sung lực lượng bảo vệ bằng các trận địa pháo, đồn bảo an ở Kon Trang KLah, Bãi Ủi. Quân địch ở thị xã Kon Tum cũng sẵn sàng yểm trợ cho Điểm cao 601 khi bị ta tấn công.

45 năm sau chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh, ông Phạm Văn Sáu ở tổ 14, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum vẫn còn nhớ, theo chỉ đạo chiến lược của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, trong chiến dịch mùa hè lịch sử 1972, một bộ phận quân chủ lực của Tiểu đoàn 304 cũng được giao nhiệm vụ hiệp đồng, đánh chặn địch ở điểm cao 601. Ta “khóa đầu”, không cho địch tiếp viện lên Đăk Tô - Tân Cảnh, cũng không cho địch ở Tân Cảnh rút chạy về cứ điểm này.

Dưới chân Điểm cao 601 hôm nay

 

Sau nhiều trận đánh quyết liệt, ngày 10 - 11/4/1972, ta làm chủ điểm cao 601. Bộ đội ta diệt 1 chi đội thiết giáp, 1 đoàn xe tăng, phá hủy 28 xe quân sự; diệt 2 đại đội dù và sở chỉ huy lữ đoàn dù 3; diệt 1 trung đội Bảo an, đánh thiệt hại trận địa súng cối; bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 2 khẩu cối 106 mm, thu hơn 15 súng các loại, phá hủy 72 tấn hàng của địch. Ta cắt đứt chi viện của địch trên đường 14, góp phần quan trọng vào chiến dịch giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972).

Sau hiệp định Paris năm 1973, tại khu vực điểm cao 601 đã diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị gay gắt, quyết liệt kết hợp với đấu tranh vũ trang để giành từng tấc đất, buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định. Ta hoàn toàn làm chủ điểm cao 601, giữ vững vùng giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh đồng thời kiểm soát khu vực vùng ven thị xã, tiến đến giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum vào ngày 16/3/1975.

Điểm cao 601 ác liệt năm xưa giờ đã được xây dựng thành di tích lịch sử để thế hệ hôm nay và mai sau tưởng nhớ. Khu vực “dốc đầu lâu” ngày nào giờ đang thắm tươi màu xanh cuộc sống. Bao quanh Khu di tích Điểm cao 601, một rừng cây non đang vươn cao. Chiến tranh đã lùi xa, song dấu ấn một thời chiến tranh tại điểm cao 601 đã đi vào lòng những người gắn bó với vùng cực bắc Tây Nguyên là niềm tự hào, là lời nhắc nhở mỗi người hãy sống xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh.

Bài, ảnh: Thanh Như

   

Các tin khác

  • Vẫn đó, nhà sàn
  • Thành phố Kon Tum: Khai thác hiệu quả yếu tố văn hóa để phát triển du lịch
  • Khai mạc Giải vô địch bơi các nhóm tuổi tỉnh năm 2025
  • Những nghệ nhân bền bỉ giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Chuyển đổi số để phát triển du lịch hiệu quả
  • Tâm huyết trao truyền tiếng chiêng cho thế hệ trẻ
  • Chùm ảnh: Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Bế mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Cụm thi đua các trường chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by