• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Kỳ họp thứ 6- HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026    Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI    Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII    Bế mạc Ngày hội VH,TT&DL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tỉnh Kon Tum    Khai mạc Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Để tiếng cồng chiêng ngân vang

08/06/2023 06:08

Việc hỗ trợ cồng chiêng mang nhiều ý nghĩa, vừa nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn mà Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Thôn Kon Sơ Lam 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum có 77 hộ gia đình người Ba Na. Những năm trước, vì điều kiện trong thôn còn nhiều khó khăn, do vậy, ngoài các bộ cồng chiêng của cá nhân, cả thôn không có bộ cồng chiêng chung. Chị Y Nưih- Trưởng ban công tác Mặt trận thôn cho biết, để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, khi có hoạt động, sự kiện văn hóa, thôn thường đến tập cồng chiêng chung với thôn Kon Sơ Lam 1.

Cuối năm 2021, được hỗ trợ 1 bộ cồng chiêng, bà con trong thôn rất vui mừng. Chỉ vào bộ cồng chiêng được cất giữ cẩn thận, ông A Thuk- người đánh cồng chiêng giỏi của thôn vui mừng cho biết, từ ngày có cồng chiêng, thay vì tập chung với thôn Kon Sơ Lam 1, thôn lập 1 đội cồng chiêng và tiến hành tập luyện. “Bây giờ dù chưa giỏi, nhưng đội chiêng đã có thể tự biểu diễn những bài cồng chiêng cơ bản. Vừa qua, tôi cũng tập luyện cho các cháu nhỏ đánh cồng chiêng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tranh thủ thời gian truyền dạy để bảo tồn văn hóa cồng chiêng” - ông A Thuk cho biết.

Được hỗ trợ cồng chiêng, người dân thôn Kon Sơ Lam 2 từng bước thành lập đội cồng chiêng. Ảnh: HT

 

Thôn Kon Sơ Lam 2 là 1 trong 6 thôn trên địa bàn thành phố Kon Tum được hỗ trợ cồng chiêng trong giai đoạn 2021 -2022. Nhờ đó, đến nay, trong tổng số 60 thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum, tất cả đều có cồng chiêng tập thể.

Có cồng chiêng, việc tập luyện dễ dàng hơn, các đội cồng chiêng nhờ đó cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Ngoài các đội cồng chiêng của những thành viên gạo cội, các đội cồng chiêng nhí đã được thành lập và duy trì hoạt động tập luyện. Nhờ đó, những ngày lễ hội ở các thôn, xã, phường thuộc thành phố Kon Tum đều có tiếng chiêng cồng ngân vang. 

Anh A Ngôn- cán bộ Văn hóa thông tin xã Đăk Tờ Re cho biết trước đây, thôn Đăk Pơ Kong và Đăk Jơ Ri, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy không có cồng chiêng tập thể. Do đó, việc giữ gìn văn hóa cồng chiêng ở 2 thôn còn nhiều hạn chế. Giai đoạn 2021-2022, mỗi thôn được hỗ trợ 1 bộ cồng chiêng và trống, việc tập luyện cồng chiêng ở 2 thôn mới được duy trì.

“Chúng tôi vận động, tuyên truyền để bà con tập luyện, duy trì, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng”- anh A Ngôn cho hay.

Bên cạnh đó, xã Đăk Tờ Re đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2021-2025. Trong đó đề ra các giải pháp tổ chức truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, múa xoang và các bài chiêng truyền thống cho các làng đồng bào DTTS, các trường học có con em đồng bào DTTS tại chỗ đang theo học. Đồng thời, thường xuyên tổ chức hoạt động “Hội thi cồng chiêng”, các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và phát huy hiệu quả sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong lớp trẻ hiện nay.

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Rẫy có tổng số 153 bộ cồng chiêng; không có thôn, làng thiếu cồng chiêng. Với việc đảm bảo cồng chiêng, hầu hết, các thôn, làng đều duy trì ít nhất 1 đội cồng chiêng. Qua đó, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33 –NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, tỉnh ta đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025”.

Việc bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS. Ảnh: H.T

 

Triển khai thực hiện đề án, trong giai đoạn 2021 - 2022, các địa phương liên quan triển khai công tác trang bị cồng chiêng, trống với tổng số 104 bộ cho 104 thôn/làng, chiếm tỷ lệ 86,7% làng đồng bào DTTS không có cồng chiêng; trong đó, trang bị 74 bộ cồng chiêng, trống từ nguồn ngân sách tỉnh, trang bị 30 bộ cồng chiêng, trống từ nguồn ngân sách địa phương.

Ông Phan Văn Hoàng- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Sở đã phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh tiếp tục phân bổ nguồn kinh phí có mục tiêu cho các huyện, thành phố để thực hiện nội dung trang bị cồng chiêng, trống cho các làng đồng bào DTTS không có cồng chiêng trong năm 2023. Dự kiến trang bị 26 bộ cồng chiêng, trống cho 26 làng đồng DTTS không có cồng chiêng, nhằm đảm bảo đạt mục tiêu 100% làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có cồng chiêng.

Cùng với đó là tổ chức công tác truyền dạy trong cộng đồng về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng; sưu tầm, nghiên cứu và khôi phục các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống liên quan đến văn hóa cồng chiêng.  Sở cũng quan tâm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ liên quan Dự án số 6 (Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện giai đoạn 2021-2025.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
  • Sa Thầy: Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ
  • Phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển du lịch
  • Thông điệp từ đại ngàn
  • Đêm hội
  • Đăk Lăk đạt Nhất toàn đoàn tại Hội thao truyền thống Ngày hội văn hóa
  • Chương trình giao lưu văn nghệ dân gian
  • Độc đáo triển lãm đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên
  • Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Nguyên
  • Tinh hoa hội tụ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khai mạc Kỳ họp thứ 6- HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026
  • Nhận thức sâu sắc hơn sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Độ cồn “bằng 0”
  • Ủ ấm ngày đông
  • Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI
  • Bàn giao doanh trại cho Đại đội bảo vệ biên giới 541, Bộ CHQS tỉnh Attapư
  • Báo cáo nhanh kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Cần “gỡ vướng” trong triển khai 2 nhóm TTHC liên thông

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đồng thuận giao đất mở đường
  • Chùm ảnh: Độc đáo lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
  • Chùm ảnh: Đặc sắc và ấn tượng Ngày hội đoàn kết các dân tộc vùng Tây Nguyên
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn Liên hoan văn nghệ quần chúng các dân tộc vùng Tây Nguyên

Đất & Người Kon Tum

  • Đắm say cùng suối Đăk Na
  • Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
  • Gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội
  • Phụ nữ làng Plei Lay gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by