• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI    Ban Tổ chức Trung ương giao ban trực tuyến quý III năm 2023    Tăng cường xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông    Kon Tum và Chăm-pa-sắc: Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027    Tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Ia H’Drai: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

24/11/2022 06:05

Huyện Ia H’Drai có 34 DTTS cùng sinh sống, chiếm hơn 60% dân số của huyện, tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã triển khai nhiều biện pháp, cách làm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Thực hiện Chương trình số 21-CTr/HU ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, UBND huyện Ia H’Drai xây dựng Kế hoạch số 174-KH/UBND về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian các dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Tiến Dũng- Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong kế hoạch UBND huyện ban hành đã nêu rõ, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch tại địa phương, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, giới thiệu về văn hóa truyền thống, hình ảnh về thiên nhiên và con người vùng đất mới huyện Ia H’Drai.

Nhờ sự quan tâm của huyện, đội múa xòe của người Thái Đen ở thôn 9, xã Ia Tơi được đầu tư trang phục chu đáo. Ảnh: V.T

 

UBND huyện đặt ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, 100% thôn đồng bào DTTS được trang bị bộ dụng cụ sinh hoạt văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy được đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc; thành lập được các lễ hội văn hóa cộng đồng DTTS khu dân cư hoạt động hiệu quả phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn và tham gia các chương trình, các tour du lịch của huyện và của tỉnh. Cùng với đó, phấn đấu 100% các thôn đồng bào DTTS thực hiện việc gìn giữ và truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ như dệt thổ cẩm, nghệ thuật đan lát, biểu diễn nhạc cụ cồng chiêng, đàn tính.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo làm đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã tiến hành tổng rà soát trên địa bàn, phân loại lập danh sách phục vụ quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa như trang phục truyền thống, múa xòe, nhảy sạp, khua luống, trống cồng, đàn tính, hát then, sau đó xác định rõ nội dung để có giải pháp hỗ trợ tích cực.

Cùng với đó, các đơn vị đã tuyên truyền, vận động sâu rộng đến mọi tầng lớp xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng và trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay; tập trung nghiên cứu, khôi phục và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống liên quan đến văn hóa cồng chiêng để tạo môi trường diễn xướng cho cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trên địa bàn huyện.

Từ năm 2021 đến nay, từ nguồn ngân sách của tỉnh và địa phương, huyện Ia H’Drai đã đầu tư 288 triệu đồng để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn. Theo đó, UBND huyện mời nghệ nhân từ huyện Sa Thầy lên tổ chức 1 lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, kỹ thuật múa xoang và các bài chiêng truyền thống cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; tổ chức Hội thi Cồng chiêng, xoang các DTTS huyện Ia H’Drai lần thứ I năm 2022; cấp 15 bộ cồng chiêng, trống cho các thôn trên địa bàn huyện; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các vùng DTTS.

Là một trong những đội văn nghệ được UBND huyện quan tâm đầu tư, đội múa xoè của người Thái Đen ở thôn 9, xã Ia Tơi đã hoạt động rất hiệu quả trong thời gian qua. Đội trưởng Vi Thị Quyết cho biết, đội múa được thành lập vào năm 2012 với 10 thành viên tham gia. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các thành viên trong đội múa đã được đầu tư trang phục, có nhiều sân chơi để biểu diễn, so tài với các đội văn nghệ khác.

Ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Triển khai thực hiện các mô hình văn hóa ở cơ sở như Câu lạc bộ gia đình, gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa, cộng đồng văn hóa du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa - văn nghệ đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, nâng cao thể chất cho người dân.  

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Vinh danh các nghệ nhân có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Liên hoan Tổ Tuyên truyền văn hoá lần thứ V năm 2023
  • Hội VHNT tỉnh tổ chức đêm thơ – nhạc “Thay lời muốn nói”
  • Ra mắt Câu lạc bộ Maraton Kon Tum
  • Giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường
  • “Khoảng trống” trong phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch
  • Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Kon Tum đoạt giải Nhì tại Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất
  • Quan tâm đầu tư phát triển văn hóa cơ sở
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phát triển mạnh kinh tế số ngành, lĩnh vực
  • Hợp tác xã nông nghiệp “bắt nhịp” chuyển đổi số
  • Cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Tăng giá trị, giảm chi phí
  • Chương trình “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
  • Thống nhất nội dung phục vụ Chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia
  • Hội LHPN tỉnh giúp hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Phát huy vai trò cựu chiến binh trong tình hình mới
  • Tu Mơ Rông: Chú trọng đầu tư hạ tầng chỉnh trang đô thị trung tâm

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Điểm đến du lịch huyện Đăk Glei
  • Gìn giữ văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Nỗ lực vì cuộc sống bình yên của nhân dân
  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao

Đất & Người Kon Tum

  • Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
  • Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by