• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Kể chuyện văn hóa trên áo dài

27/01/2020 13:01

Bằng sự tài hoa, tỉ mỉ của họa sĩ trẻ, những nét thư pháp, bức tranh phong cảnh quê hương được “thổi” vào tà áo dài một cách hài hòa, duyên dáng, làm toát lên vẻ đẹp nền nã, duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Hội tụ 2 trong 1

Trời se lạnh, nắng hanh hao gõ cửa gọi xuân về. Trong căn nhà cấp 4 tại đường Lê Văn Tám, họa sĩ trẻ Trần Xuân Việt vẫn miệt mài ngày đêm, nắn nót, tỉ mẩn “múa bút” trên những chiếc áo dài để kịp giao cho khách trong dịp Tết.

“Đồ của khách hối nhiều nhưng tôi làm chưa kịp. Vẽ lên áo dài không thể vội vàng được, phải cẩn thận, chú tâm, tỉ mẩn trong từng đường nét” - ông đồ trẻ nghiêng bút, cất màu sơn, bắt chuyện với khách. 

Anh Việt nói rằng, vẽ lên áo dài không đơn thuần là vẽ, đó là cách kể một câu chuyện, đưa nghệ thuật, văn hóa vào để tôn vinh nét đẹp của áo dài. Đặc biệt, với công việc này, người vẽ không chỉ là họa sĩ mà còn là một nhà thiết kế.

“Bản thân chiếc áo dài đã đẹp, nhiệm vụ của người vẽ phải truyền ý tưởng, tinh thần, nghệ thuật, để chiếc áo dài thanh thoát, toát lên ý nghĩa. Cùng với nét chữ đẹp, mình phải suy nghĩ, dựng hình ảnh, bố cục, màu sắc hài hòa. Nếu vẽ không hợp lý sẽ phá vỡ nét đẹp của tà áo” - anh Việt cho biết.

Anh Việt đặt hết tâm huyết trong mỗi tác phẩm. Ảnh: HT 

 

Vẽ, viết thư pháp đã lâu nhưng đến năm 2016, sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu kỹ, anh Việt mới bắt tay vẽ lên áo dài. Ngoài tranh phong cảnh quê hương, chân dung… anh chủ yếu vẽ thư pháp lên áo dài. Anh bảo, anh muốn kết hợp, hội tụ 2 yếu tố truyền thống để giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt.

“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ sứ, bản thân của thư pháp là cái đẹp của sự kết hợp hài hòa của thư - nhạc - họa và của tâm - trí - khí. Vẽ thư pháp lên áo dài là cách để tôi thể hiện truyền thống trọng văn chương, chữ nghĩa của dân tộc ta. Hơn thế, những nét chữ đẹp, ý nghĩa được thể hiện lên 2 tà áo dài mềm mại, thướt tha sẽ giúp tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, mộc mạc của tà áo, của người phụ nữ Việt. Tà áo dài với những nét thư pháp hài hòa giúp người mặc, người nhìn cảm nhận được “quốc hồn quốc túy” của dân tộc” - họa sĩ trẻ bộc bạch.

3 năm làm nghề vẽ trên áo dài, anh đã thể hiện rất nhiều chữ thư pháp: Sống, buông, tâm, duyên, nhân… trên hơn 100 tà áo. Mỗi nét chữ trên mỗi tà áo đều chất chứa ý nghĩa khác nhau. Và với bất kỳ tác phẩm nào, anh đều trân trọng, đặt hết tâm huyết để hoàn thành một cách sang trọng, tinh tế. 

Kỳ công, tỉ mỉ

Thấy anh Việt bận rộn, chúng tôi mở lời nói anh vừa vẽ vừa trò chuyện. Thế nhưng anh cẩn thận xếp bút nghiên, cất mực, màu rồi bảo, nghề này không thể vừa trò chuyện vừa vẽ, bởi nó yêu cầu sự sáng tạo, tập trung, tỉ mẩn tuyệt đối. Chỉ cần xao nhãng, sai một li đi một dặm.

Anh cho biết, anh dùng màu acryclic để vẽ lên áo dài bởi màu tự nhiên, chuẩn mịn, đều màu, không chất độc hại, có mùi thơm nhẹ. Khi vẽ xong, mùi sơn nhanh chóng bay đi, không để lại mùi khó chịu.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc vẽ bằng màu acrylic yêu cầu sự chuyên nghiệp của người họa sĩ. “Vẽ bằng loại màu này là sự “mạo hiểm”. Màu rất nhanh khô, khi vẽ phải tập trung cao độ, nếu sai sẽ khó sửa được” - anh Việt giải thích.

Anh nói, điểm nhấn, nét riêng của anh chính là việc pha màu. Với một số loại vải, anh sẽ làm ướt tà áo rồi mới vẽ. Cùng với việc pha màu, anh phải sử dụng nhiều kỹ thuật: Vẽ phủ, vẽ màu loang, kỹ thuật đắp màu... để có một tác phẩm hoàn hảo.

Nhiều khách hàng rất hài lòng khi nhận được sản phẩm. Ảnh: HT 

 

“Với nhiều tác phẩm khó, yêu cầu kỹ thuật cao, tôi phải sử dụng một mảnh vải áo dài khác (cùng loại) để thử nghiệm trước, thấy phù hợp mới vẽ trực tiếp lên áo dài. Mỗi nét vẽ đều có cái riêng của người họa sĩ nên ít ai có thể sao chép nguyên vẹn được” - anh Việt cười.

Bên cạnh yếu tố màu, việc sắp xếp hài hòa bố cục cũng là một trong những điểm khó. Bởi đây là bước cân chỉnh, tạo sự uyển chuyển, thể hiện cả cái hồn của tác phẩm cùng “gu” thẩm mỹ của chính tác giả. “Với nhiều bộ áo dài có yêu cầu cao, tôi phải vẽ phác họa ra giấy, căn chỉnh phù hợp rồi mới dám vẽ lên áo dài. Thông thường, tôi hay tư vấn, thiết kế cho khách và mạnh dạn thể hiện hết cảm xúc, tư duy, sự sáng tạo” - anh Việt cho hay.

Với nhiều công đoạn nên một chiếc áo dài anh Việt phải mất ít nhất 1 tuần để hoàn thành. Mỗi chiếc áo dài tùy vào kiểu vẽ có giá dao động từ 500 ngàn đồng - 1 triệu đồng.

Giới thiệu văn hóa

Chị Huỳnh Thị Thanh, phường Quyết Thắng tìm đến anh Việt vẽ một chiếc áo dài để mặc trong ngày đám cưới con gái. Ngày trọng đại, chiếc áo dài với những nét vẽ thư pháp uyển chuyển trở thành điểm nhấn, giúp chị trở nên mới lạ, tôn vinh vẻ đẹp nền nã, duyên dáng.

“Qua từng nét vẽ, chiếc áo dài đã được “thổi” vào nét đẹp mới: Truyền thống nhưng văn minh. Tôi có nhiều bộ áo dài nhưng bộ này tôi thích nhất. Tôi luôn nâng niu và để dành mặc vào những dịp Tết, ngày trọng đại” - chị Thanh bày tỏ.

Làm ở Bảo tàng - Thư viện tỉnh, thường xuyên thuyết minh, giới thiệu văn hóa cho khách tham quan, khi biết đến nghệ thuật vẽ lên áo dài, chị Đào Ánh Ngọc liền liên hệ may 2 chiếc áo dài thật đẹp rồi nhờ anh Việt vẽ thư pháp lên. Chị bảo, bản thân chị là người yêu thích vẻ đẹp của áo dài cũng như yêu các đường nét của chữ thư pháp. Chị chọn vẽ thư pháp lên áo dài để vừa tạo nét riêng, phong cách mới lạ cho bản thân, đồng thời qua tà áo, chị muốn giới thiệu đến mọi người về nét văn hóa của dân tộc, nét đẹp dịu dàng trong tà áo dài truyền thống.

Cũng giống như chị Ngọc, chị Y Việt Sa - Tỉnh đoàn Kon Tum như “mở cờ” khi biết đến việc vẽ, viết thư pháp lên áo dài. “Bản thân thư pháp và áo dài đã đẹp, việc người họa sĩ kết hợp, một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài sẽ tạo được điểm nhấn rất riêng, rất mới, tôn vinh lên vẻ đẹp của tà áo và phụ nữ Việt. Tôi sẽ đặt vẽ lên áo dài và mặc vào những dịp dẫn chương trình, những chương trình giao lưu Việt - Lào để giới thiệu đến mọi người” - chị Sa bày tỏ.

Khi biết nhiều người có ấn tượng về công việc “giữ truyền thống” của mình, anh Việt rất vui. Anh bảo, nhiều khách hàng của anh đã đạt giải cao trong các cuộc thi nhan sắc, thi duyên dáng... “Nét đẹp tinh tế, truyền thống mãi trường tồn, đó là động lực để tôi tiếp tục “cháy” với nghề” - anh Việt cho hay.       

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Vẫn đó, nhà sàn
  • Thành phố Kon Tum: Khai thác hiệu quả yếu tố văn hóa để phát triển du lịch
  • Khai mạc Giải vô địch bơi các nhóm tuổi tỉnh năm 2025
  • Những nghệ nhân bền bỉ giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Chuyển đổi số để phát triển du lịch hiệu quả
  • Tâm huyết trao truyền tiếng chiêng cho thế hệ trẻ
  • Chùm ảnh: Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Bế mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Cụm thi đua các trường chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by