• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei    Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013    Tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế

02/05/2025 06:02

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngành du lịch tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng rõ nét vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Kon Tum đang hướng đến xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện với môi trường. Ảnh: HT

 

Thực hiện tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy, công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương phát triển du lịch được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Các sở, ngành, địa phương đã cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả cao.

Theo đó, trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh lồng ghép nội dung phát triển du lịch; chủ động kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, ban hành đề án, cơ chế chính sách phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và phát huy tốt vai trò của người  dân trong tham gia phát triển du lịch.

Chú trọng gìn giữ bản sắc truyền thống qua các sản phẩm du lịch đặc trưng. Ảnh: HT

 

Song song với đó, tỉnh đã ban hành Đề án phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó, tập trung phát triển các loại hình đặc trưng như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với giá trị văn hóa bản địa. Từng bước hình thành và khai thác có hiệu quả 4 không gian du lịch trọng tâm, gồm Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh; khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; trung tâm thị trấn Măng Đen; khu vực núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei). Đây là những trung tâm kết nối quan trọng, tạo trục kết nối, phát triển du lịch giữa vùng đồng bằng, cao nguyên và khu vực biên giới, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đến nay, tỉnh Kon Tum có 219 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, chất lượng không ngừng được nâng cao, bước đầu đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách. Cùng với đó, đội ngũ hướng dẫn viên, nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, góp phần tạo môi trường du lịch chuyên nghiệp, thân thiện.

Sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngành du lịch tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, trở thành ngành kinh tế có đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó, đã đón gần 5 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.576 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 1.900 lao động.

Năm 2025, tỉnh phấn đấu đạt 3 triệu lượt khách du lịch. Với sự nỗ lực của tỉnh, trong quý I năm 2025, tỉnh đã đón khoảng 948.700 lượt khách, đạt 32% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước (khoảng 4.900 lượt), đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương.

Sự phát triển du lịch còn tạo động lực lan tỏa cho nhiều ngành khác như thương mại, giao thông, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Qua đó, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương như sâm Ngọc Linh, cà phê, măng khô, sản phẩm nghề truyền thống tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch tỉnh còn đối mặt với không ít khó khăn, như hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các sản phẩm du lịch cao cấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có sự đột phá trong phát triển sản phẩm đặc thù. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch có nơi, có lúc chưa kịp thời, hiệu quả.

Trong thời gian tới, bám sát Nghị quyết số 12-NQ/TU, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về du lịch. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

Với sự đồng lòng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn, tin tưởng rằng ngành du lịch tỉnh sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng, mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng giàu đẹp.   

Hoàng Thanh

   

Các tin khác

  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch
  • Khai mạc Giải Cầu lông các nhóm tuổi mở rộng năm 2025
  • Phát triển phong trào bơi lội trong cộng đồng
  • Gìn giữ nét đẹp truyền thống từ các câu lạc bộ văn hóa
  • Hội thao Khối văn phòng Sở VH,TT&DL các tỉnh Tây Nguyên
  • Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghề truyền thống
  • Chuyển biến tích cực từ Dự án 6
  • Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh Kon Tum đưa được vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có 96 đơn vị hành chính cấp xã
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp ở cơ sở - những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by