• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Ngày mới ở Măng Đen

07/05/2022 06:12

Đến nơi đây ta sẽ ngỡ ngàng bởi khí hậu mát mẻ, rừng thông xanh ngát bạt ngàn, có những ngôi làng mang nét văn hóa đặc trưng, nơi ấy được ví như “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên.

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bốn bề được bao phủ bởi rừng thông bạt ngàn. Tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây mới hiểu hết câu nói: Muốn biết thế nào là hùng vĩ thì về với núi rừng Tây Bắc, còn muốn biết thế nào là mênh mông thì hãy về với núi rừng Tây Nguyên.

Cảm giác êm ái khi xe lướt qua những khúc quanh hay đoạn đường đèo quanh co chữ S. Cung đường đèo Măng Đen có thể nói là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Tây Nguyên trước khi bạn đến thị trấn Măng Đen. Măng Đen không ồn ào tấp nập, không sầm uất kiêu sa, Măng Đen tĩnh lặng và hấp dẫn như nàng sơn nữ mặn mà, thật duyên và đầy quyến rũ.

Măng Đen chào đón chúng tôi bằng không khí mát mẻ trong lành, cái oi nồng nóng bức cùng với những mệt mỏi của chuyến hành trình dài dường như được xua tan. Tôi mê mẩn với sắc tím của đồi sim tím. Màu tím biểu trưng thủy chung trong tình yêu. Hoa sim nở rộ hứa hẹn một mùa quả bội thu để rồi các cô thiếu nữ rủ nhau hái sim tạo ra rượu sim Măng Đen nổi tiếng khắp đó đây.

Nếu Đà Lạt có hồ Xuân Hương thì Măng Đen có hồ Đăk Ke, một trong bảy hồ được đưa vào phát triển du lịch sinh thái. Với khung cảnh nên thơ, êm đềm hồ mang đến một cảm giác nhẹ nhàng thư thái. Tên gọi Măng Đen là cách gọi được tiếng Kinh hóa từ tên gọi T’ Măng Deeng theo cách gọi của người Mơ Nâm. Trong đó T’Măng có nghĩa là nơi ở hoặc vùng, còn Deeng có nghĩa là bằng phẳng và rộng lớn. T’Măng Deeng dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là nơi bằng phẳng, rộng lớn.

Hồ Đăk Ke - Măng Đen (huyện Kon Plông). Ảnh: Nguyễn Ban

 

Mặt hồ Đăk Ke soi bóng những cánh hoa cong vút, quyến rũ như rèm mi cong trên đôi mắt trong veo. Những bàn tay hoa vươn dài ngỡ như nàng xuân duyên dáng soi gương. Măng Đen đang thay màu áo. Măng Đen không lung linh rực rỡ nhưng chính cái nét hoang sơ rừng núi lại hút hồn khi du khách đã đến đây. Những tà áo dài tha thướt, những chiếc khăn hờ hững trên vai của các cô, các chị; những chiếc váy cưới lộng lẫy của cô dâu đến đây làm cho phố núi nhỏ càng thêm lãng mạn.

Rời hồ Đăk Ke trong lòng vẫn còn bao nhiêu lưu luyến, chúng tôi theo chân những người dân để tìm hiểu về cuộc mưu sinh của đồng bào vùng cao nơi xa xôi hẻo lánh. Cư dân sống theo bản làng, ẩn mình giữa những thung lũng với bốn bề núi bao quanh. Rẫy của đồng bào nằm cách xa làng, đường đi lối lại khá khó khăn. Một ngày làm việc của bà con bắt đầu từ sớm tinh mơ đến tận chiều tối. Mùa nào cũng vậy, họ cần mẫn như những chú ong bồi đắp thêm cho ruộng rẫy đơm hoa kết trái. Nhờ sự miệt mài cống hiến sức lực mà diện mạo cuộc sống đã có nhiều đổi thay.

Bà con nơi đây vẫn tận dụng sức trâu để làm ruộng. Nhiều bà con cho biết cán bộ nông nghiệp có xuống để hỗ trợ bà con trong canh tác nhưng đồng bào nơi đây vẫn muốn giữ cách làm của cha ông để lại. Thu hoạch lúa về đồng bào để dành ăn đến tận mùa sau.

Dẫu cuộc sống nơi đây cũng còn thiếu thốn, nhưng với đồng bào thì được sống hòa mình với đại ngàn là niềm hạnh phúc. Niềm vui của họ là nhìn thấy các thế hệ lớn lên kế thừa những nét đẹp tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc tiếp tục viết lên những trang sử mới giữa mênh mông đại ngàn.

Măng Đen được thiên nhiên ưu ái nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ: cảnh núi non trùng điệp, những dòng thác bạc ngày đêm đổ xuống cùng với những nét đặc trưng trong văn hóa của đồng bào nơi đây.

Sau khi chinh phục gần 200 bậc thang để chiêm ngưỡng thác Pa Sỹ mềm mại như mái tóc cô sơn nữ, được thưởng thức những món ẩm thực đậm chất núi rừng, hay nhâm nhi ly cà phê trong tiết se se lạnh, dõi mắt ngắm nhìn những ngôi nhà sàn thấp thoáng trong sương khói lam chiều, du khách tiếp tục đắm chìm trong không gian vừa mơ, vừa thực với vườn tượng gỗ được chế tác từ bàn tay của các nghệ nhân bản địa.

Măng Đen với bản tình ca của núi rừng, đắm chìm trong từng “nốt nhạc” hoang sơ làm xao xuyến tâm hồn du khách. Khi cảnh sắc thiên nhiên hòa vào những nét đẹp kiến trúc hiện đại, sự tín ngưỡng tâm linh, gắn chặt văn hóa cộng đồng chắc chắn Măng Đen sẽ còn “bay cao” hơn nữa trên “bản đồ” du lịch Việt Nam.

Đến Măng Đen mà chưa thưởng thức món cơm lam - gà nướng thì thật là thiếu sót khi đã từng đến Măng Đen. Ẩm thực nơi đây không cầu kì sang trọng nhưng lại chiếm được cảm tình của bao người. Món ăn dường như thấm đẫm tình đất tình người nên luôn làm người ta nhớ mãi khi được thưởng thức một lần.

Khi màn đêm buông xuống tiếng cồng chiêng hòa cùng với điệu múa duyên dáng của những chàng trai cô gái miền biên viễn tạo nên không gian thơ mộng huyền ảo. Tiếng cồng chiêng là tâm linh, là tâm hồn người Tây Nguyên, là kết tinh của hồn thiêng sông núi.

Măng Đen như một cô gái dễ cảm xúc. Một thay đổi bất kỳ về thời tiết dù ở miền Bắc hay miền Trung hoặc ngoài biển Đông thì Măng Đen cũng thay đổi theo… Khí hậu Măng Đen “nhạy như một phím dương cầm”, chỉ một chiếc lá rơi cũng bật lên một thanh âm mới lạ, réo rắt làm xao xuyến lòng người. Măng Đen hoang sơ thuần khiết tựa hình ảnh một thôn nữ giữa đại ngàn trẻ trung xinh đẹp mà dung dị hồn nhiên.

Tạm biệt Măng Đen khi sương đêm còn ướt đẫm lá, mây lãng đãng trôi, bước chân người như bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Tạm biệt mảnh đất còn nguyên vẻ hoang sơ, giữ mãi nét đẹp ấy và hẹn gặp lại nhé Măng Đen thân yêu giữa đại ngàn hùng vĩ.

Phạm Thị Mỹ Liên

   

Các tin khác

  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
  • Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế
  • Kon Plông: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ
  • Giải Bóng chuyền “Bông lúa vàng” năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by