• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Nghệ thuật tạo hình hoa văn cổ truyền ở Tây Nguyên

06/08/2022 13:00

Với các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, hoa văn không chỉ là nghệ thuật tái hiện cuộc sống bằng tư duy tạo hình với những gam màu núi rừng thuần khiết mà còn thể hiện quan niệm tâm linh, tình cảm, ước vọng cuộc sống yên bình, hòa thuận với thiên nhiên và chứa đựng cả những ký ức lịch sử.

Hoa văn được sử dụng phổ biến để tạo điểm nhấn trên trang phục thổ cẩm Tây Nguyên. Ảnh: TL

 

Từ lúc 7 - 8 tuổi, bà Y Yin, ở làng Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã biết dệt thổ cẩm. Dù nay đã bước sang tuổi xế chiều, nhưng bằng tình yêu với thổ cẩm truyền thống, bà vẫn không ngừng sáng tạo ra những loại hoa văn mới trên nền tảng hoa văn cổ truyền. Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến bằng cách dệt mô phỏng chuyện cổ tích bằng hoa văn trên nền vải thổ cẩm. Đến nay, bà Yin đã kể được không ít câu chuyện cổ tích bằng hoa văn trên thổ cẩm, như chuyện nhà giàu nhà nghèo; chuyện con cọp hay chuyện con mèo rừng.

Bà Y Yin cho biết: Hoa văn của Tây Nguyên rất phong phú. Để dệt được tấm vải thổ cẩm đẹp thì phải có kỹ thuật, hoa văn phải hài hòa, nhiều màu sắc.

Trong nghệ thuật tạo hình hoa văn trên thổ cẩm, mỗi dân tộc sẽ có những hoa văn trang trí khác nhau, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng.

Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến là đỏ, vàng, trắng, xanh. Các hoa văn được cách điệu dưới dạng hình học, phần lớn là ô chéo, ngôi sao tám cánh, móc câu, chữ thập, hình vuông thủng, đường thẳng, hình thoi, đường zích zắc... Về mô típ động vật điển hình thường có rồng, rùa, bướm, ếch, chim...Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo xuất hiện nhiều. Mỗi dân tộc lại có một cách thức biến tấu màu sắc, hoa văn hay bố cục khác nhau.

Cùng với hoa văn trên thổ cẩm, thì hoa văn cũng được các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên ứng dụng trong nghệ thuật kiến trúc. Trong đó, phải kể đến nhà rông.

Từ bề ngoài, mái nhà rông được thiết kế rất độc đáo, mang hình dáng của chiếc rìu, búa hay cánh buồm với kích thước lớn. Đặc biệt, phần đỉnh mái được thiết kế tạo thành các hình hoa văn khác nhau như hình tam giác, hình thoi, hình chữ X, hay biểu tượng mặt trời.

Có nhiều nhà rông còn chạm trổ, điêu khắc hoa văn cầu kỳ lên các cây cột. Sàn nhà cũng được xếp chồng lên nhau, tạo thành những hoa văn sinh động.

Cùng với kiến trúc nhà rông ấn tượng, thì nghệ thuật tạo hình hoa văn truyền thống cũng hiện diện ngay ở mọi vật dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong đó có thể kể đến ghè rượu, một biểu tượng mang giá trị văn hóa tiêu biểu làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Mỗi chiếc ghè với một màu sắc, họa tiết hoa văn khác nhau mang một giá trị khác nhau và kể những câu chuyện không giống nhau. Những chiếc ghè quý hiếm dùng để cúng thần linh thường có hình tượng giao long, hạc đắp nổi, chim muông, cây lá trên thân hoặc hình hổ phù ở tai. Đa số những chiếc ghè dùng để ủ rượu thường được trang trí bằng nhiều chấm bi đắp nổi như những chuỗi hạt kết thành nhiều tầng nhằm thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng.

Ông A Biu, ở làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, cho biết: Hoa văn trên ghè rượu luôn được lấy cảm hứng từ chính cuộc sống. Ví dụ có hoa văn bông dưa leo, thấy giống bông dưa leo nên người ta đặt bông dưa leo luôn, hoặc là hoa văn hình thoi, vì giống con nhái con nên người ta đặt tên cho hoa văn đó là con nhái.

Với người Tây Nguyên, chiếc gùi không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật mà còn là một tác phẩm mỹ thuật được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện sự khéo léo, khiếu thẩm mỹ của người Tây Nguyên.

 “Hoa văn hình thoi được dùng rất phổ biến trong nghệ thuật đan gùi của người Tây Nguyên, mô phỏng hình con nhái con. Hoa văn hình thoi hoặc hình tam giác xuất hiện ở rất nhiều vật dụng trong đời sống Tây Nguyên, từ chiếc gùi, chiếc ghè rượu, đến các loại nhạc cụ truyền thống, trên cây nêu” - ông A Biu, cho biết thêm.

Có thể thấy, hoa văn cổ truyền của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên là sản phẩm vật chất của lao động, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ. Cùng với tiếng nói, âm nhạc cổ truyền hay ẩm thực truyền thống, hoa văn của các DTTS Tây Nguyên chính là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo, qua đó, làm đẹp thêm kho tàng văn hóa đặc sắc.

Thi Loan

   

Các tin khác

  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Bế mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động lần thứ XIV
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by