• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Người Giẻ - Triêng ăn Tết Cha Kchah

29/01/2017 07:59

Trên địa bàn tỉnh, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi và huyện Đăk Glei. Giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, người Giẻ - Triêng cũng có tết cổ truyền của dân tộc mình – đó là Tết Cha Kchah.

Tết Cha Kchah là một nét đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng của người Giẻ - Triêng. Tết này có từ xa xưa, được tổ chức quy mô lớn hơn tất cả các lễ hội khác, cả về vật chất lẫn tinh thần, cả về tín ngưỡng lẫn sắc màu ý nghĩa.

Già làng A Biên, 85 tuổi (làng Bun Tôn, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) cho biết: Theo tiếng Giẻ - Triêng, Cha tức là ăn, Kchah tức là than. Bởi vậy, Tết Cha Kchah còn gọi là Tết ăn than hay là Tết đòng đòng. Gọi là ăn than bởi theo quan niệm của người Giẻ - Triêng thì trong ngày tết, ai dính nhiều tro đốt từ than nhất sẽ may mắn, thu hoạch mùa màng sẽ được nhiều hơn.

Ông A Lăng Xiêng, 72 tuổi (thôn Nông Nội, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi) lý giải: Tết Cha Kchah không định được thời gian cụ thể như Tết Nguyên đán của người Kinh mà nó phụ thuộc vào thời tiết của từng năm. Khi nào cây đót (cây làm chổi quét nhà) có đòng đòng, tức là khi nó “mang thai”  và chuẩn bị trổ bông thì người Giẻ - Triêng ăn tết, thường thì vào khoảng cuối tháng 10 Âm lịch hàng năm.

Còn bà Y Bườm, 80 tuổi (làng Đăk Ga, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei) kể: Theo truyền thống của người Giẻ - Triêng, khi mùa màng đã thu hoạch xong, để chuẩn bị ăn Tết Cha Kchah cổ truyền, đàn ông thường rủ nhau vào rừng đốt than. Họ lựa những cây chắc nhất để có than tốt. Khi đốt xong được bảo quản cẩn thận và mang về nhà chuẩn bị cho các lò rèn để rèn dụng cụ phát rẫy (cuốc, rựa, dao, xà gạt...) chuẩn bị cho một vụ rẫy mới năm sau.

Trong khi đàn ông đi đốt than thì những người phụ nữ Giẻ - Triêng cũng vào rừng cắt lấy đọt đòng đòng của cây đót mang về. Lúa mới trên nhà kho cũng được lấy xuống giã làm bánh. Gạo lúa mới được trộn với đót đòng đòng, sau khi giã xong thêm muối, ớt hoặc trộn với bột gạo để nấu canh. Cùng với các món thịt khô thú rừng, đây là những món ăn chính trong Tết Cha Kchah của người Giẻ-Triêng.

Trong những ngày Tết Cha Kchah, khách mời và bà con trong làng có chung niềm vui. Ảnh: ST

 

Để chuẩn bị cho những ngày tết này, ngay từ tháng 6 đến tháng 8, người Giẻ - Triêng lo ủ men làm rượu cần; chuẩn bị các loại thức ăn truyền thống như thịt dơi, thịt chuột, cheo, rau dớn, măng khô để phục vụ trong những ngày tết.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình, của mỗi làng, việc tổ chức Tết Cha Kchah to nhỏ có khác nhau; có điều kiện khá giả thì thêm vài con gà, con heo, đôi khi có cả trâu để làm vật cúng tế hiến sinh. Mỗi làng tổ chức tết sớm hoặc muộn hơn vài ba ngày đều được, quan trọng là điều kiện đảm bảo cho tết được đầy đủ.

Là một người có nhiều năm đi điền dã nghiên cứu về các tập tục, lễ hội của dân tộc Giẻ - Triêng, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum cho biết: Trong thời gian đốt than và lấy đọt đòng đòng, người Giẻ - Triêng kiêng cữ 7 ngày. Thời gian này, khách không được vào làng bởi vì ở cổng làng có treo cây dứa gai làm dấu, báo hiệu sự kiêng cữ.

Trong những ngày này, buổi tối đàn ông có thể ngồi uống rượu với nhau từ những ghè rượu nhỏ nhưng tuyệt đối không được uống say. Đàn bà chuẩn bị gạo, nếp, lá gói bánh và làm những công việc nội trợ khác chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho các ngày tết. Trong 7 ngày kiêng cữ, dân làng phải ăn chay.

Qua 7 ngày kiêng cữ thì bà con ăn tết. Già làng lấy máu các con vật hiến sinh (gà, heo, trâu) bôi vào cửa nhà của từng gia đình trong làng; lấy gan các con vật băm nhỏ, trộn với máu đem đến giọt nước của làng để cúng...

Nghi thức này có ý nghĩa cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng một năm an lành, hạnh phúc; mọi người luôn đoàn kết, thương yêu nhau; lúa bắp đầy kho, rượu ngon đầy ché; trâu bò, heo gà đầy đàn; trừ tà ma ác quỷ quấy phá dân làng...

Trong dịp tết này, người làng nấu xôi, vuốt lên cây giẻ khô rồi đốt lên thành tro. Hai loại tro này sẽ được hất tung lên cao và ai dính được nhiều tro nhất sẽ là người may mắn nhất. Mỗi người lớn sẽ cầm một nắm xôi ném lên mái nhà, nắm xôi của ai dính lên đó thì sang năm mới người ấy sẽ thu được nhiều gùi lúa.

Tết đến, mỗi gia đình góp một ít món canh đòng đòng, gan của các con vật hiến sinh được trộn lẫn vào nhau đem đến nhà rông để sau khi cúng xong mọi người cùng ăn uống vui chơi.

Trong 3 ngày tết, nhà nào cũng được nhận phần và chia phần cho toàn thể cộng đồng. Đây là dịp để bà con uống rượu tại nhà rông thâu đêm suốt sáng và biểu diễn những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc. Khi chiêng trống nổi lên, mọi người nối vòng xoang quanh bếp lửa bập bùng.

Những ngày ăn Tết Cha Kchah, con trai chưa vợ, con gái chưa chồng được hưởng niềm vui tột đỉnh, bởi đây cũng là mùa tỏ tình của con trai, con gái Giẻ - Triêng trong lúc nông nhàn. Họ được nằm chung một chiếu tại nhà rông để tự do tỏ tình mà không sợ sự dị nghị. Từ Tết Cha Kchah, nhiều cặp nam nữ Giẻ - Triêng nên vợ nên chồng, ăn nên làm ra trong sự đùm bọc, thương yêu của cả cộng đồng.

Qua 3 ngày tết vui nhộn, dân làng trở về với cuộc sống đời thường. Con trai biết rèn thì chuẩn bị lò bễ, số không biết rèn thì vào rừng săn bắn, một số già làng có kinh nghiệm được bà con tin tưởng giao trọng trách đi tìm đất phát rẫy mới. Phụ nữ đi lấy củi, chăm sóc hoa màu và làm các công việc nội trợ hàng ngày.

Tết Cha Kchah có ý nghĩa nhân văn, là một truyền thống tốt đẹp của người Giẻ - Triêng. Từ tết này, bà con dân làng gần gũi nhau hơn, giải tỏa mọi hiềm khích xảy ra giữa các gia đình trong cuộc sống hàng ngày, được cảm thông và chia sẻ, tăng thêm tình đoàn kết gắn bó, thương yêu, đùm bọc, cùng nhau tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lao động, sản xuất, sinh hoạt và trong mọi mặt của cuộc sống.

Thảo Nguyên

   

Các tin khác

  • Vẫn đó, nhà sàn
  • Thành phố Kon Tum: Khai thác hiệu quả yếu tố văn hóa để phát triển du lịch
  • Khai mạc Giải vô địch bơi các nhóm tuổi tỉnh năm 2025
  • Những nghệ nhân bền bỉ giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Chuyển đổi số để phát triển du lịch hiệu quả
  • Tâm huyết trao truyền tiếng chiêng cho thế hệ trẻ
  • Chùm ảnh: Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Bế mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Cụm thi đua các trường chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by