• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Tích cực tập luyện cho ngày hội lớn của các dân tộc Tây Nguyên

28/11/2023 06:06

Để Ngày hội VH, TT&DL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023 thành công tốt đẹp, các đơn vị, địa phương, cộng đồng nghệ nhân trên địa bàn tỉnh đang tích cực, khẩn trương tập luyện để đem đến những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.

Nhiều ngày qua, cứ sáng sớm, 30 thành viên trong đội nghệ nhân của làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại chia nhau vào rừng kiếm nguyên vật liệu như tre, nứa, lồ ô và làm các vật dụng chuẩn bị cho tiết mục tái hiện Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm tại đây. Được tham gia ngày hội lớn nên các thành viên trong đội ai cũng háo hức, hăng say làm việc, tập luyện.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn A Thái cho biết: “Theo tục lệ, mấy ngày qua bà con phải đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ mùa rồi mới triển khai được các công đoạn trong nghi lễ mở cửa kho lúa. Tôi cùng với bà con lên kế hoạch, họp bàn, phân công, chia tổ để làm hiệu quả các phần việc. Các thành viên trong đội rất vui vì đây là cơ hội được giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến với bạn bè, du khách gần xa của 5 tỉnh Tây Nguyên”.

Các đội nghệ nhân tích cực tập luyện, tái hiện nghi lễ truyền thống. Ảnh: HT

 

Theo già làng A Ren - người trực tiếp cùng với Trưởng thôn A Thái lên kế hoạch, hướng dẫn bà con triển khai tập luyện, hằng năm, vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch, khi đã thu hoạch xong lúa rẫy chất đầy trong kho, người Rơ Măm tổ chức lễ mở cửa kho lúa để cầu khấn và tạ ơn các thần linh về một vụ mùa bội thu. Tham gia tiết mục tái hiện nghi lễ tại Ngày hội đúng vào thời điểm diễn ra Lễ hội nên càng thuận lợi, các vật dụng cơ bản có sẵn, bà con chỉ phải làm thêm một số vật dụng để “sân khấu hóa” như kho lúa, các vật thiêng cúng Yang, bếp lửa, dụng cụ.

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”, Ngày hội sẽ diễn ra nhiều nội dung đặc sắc, hấp dẫn liên quan đến các nghi thức, lễ hội, dân ca, dân vũ, dân nhạc, các môn thể thao truyền thống, sản phẩm văn hóa đặc sắc của vùng đất, con người Tây Nguyên. Để chuẩn bị cho Ngày hội, các đơn vị thuộc Sở VH, TT&DL đang triển khai tuyển chọn vận động viên, nghệ nhân tập luyện nhiều loại hình đặc sắc như: Thi đấu 5 môn thể thao quần chúng; chọn đội nghệ nhân tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục; đội nghệ nhân tham gia tái hiện lễ hội; đội nghệ nhân trình diễn, giới thiệu văn hóa, ẩm thực.

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy, Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh cho biết: “Cũng như nhiều đơn vị, địa phương khác, chúng tôi được giao nhiệm vụ tham gia một số tiết mục tại Ngày hội, trong đó, có việc tái hiện Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm tại làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) và trình diễn văn hóa, nhạc cụ, ẩm thực truyền thống của các nghệ nhân làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi). Với nhiệm vụ được giao, chúng tôi chuẩn bị chu đáo từ khâu nhỏ nhất, lựa chọn những nghệ nhân ưu tú, những nét văn hóa đặc sắc để tập luyện, biểu diễn. Lần đầu tiên được tham gia ngày hội lớn, các đội nghệ nhân ở các địa phương rất phấn khởi, nêu cao tinh thần đoàn kết và nhiệt tình tập luyện”.

Nghệ nhân ưu tú Brol Vẻ được chọn tham gia tại Ngày hội. Ảnh: HT

 

Nghệ nhân ưu tú Brol Vẻ (làng Đăk Răng, xã Đăk Dục) chia sẻ: “Những ngày qua, tôi cùng các nghệ nhân khác trong thôn lau chùi, sửa sang lại các nhạc cụ, chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết cho các tiết mục biểu diễn. Đối với tôi, Ngày hội có ý nghĩa rất lớn vì được giao lưu, truyền cảm hứng về nhạc cụ dân tộc với cộng đồng các nghệ nhân của 5 tỉnh Tây Nguyên”.

Sự chuẩn bị chu đáo của các đơn vị, địa phương, sự nhiệt huyết, hăng say tập luyện của các nghệ nhân, vận động viên sẽ góp phần cho Ngày hội thành công tốt đẹp, tạo dấu ấn với bạn bè, du khách gần xa về một Kon Tum mến khách, giàu bản sắc văn hóa.                          

Hoàng Thanh

   

Các tin khác

  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Hơn 200 CB, CC, VC, NLĐ tham gia hội thao chào mừng Tháng Công nhân
  • Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na
  • Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
  • Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều
  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by