• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Tín hiệu vui trong bảo tồn văn hóa truyền thống

21/02/2023 06:04

Vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, đến nay tỉnh ta có 1 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” và 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Sử thi Ba Na, Lễ hội “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) và Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na. Đây là những kết quả đáng mừng, động lực để tỉnh nhà tiếp tục trên con đường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: “Với những chính sách hợp lý, đồng bộ cùng những chương trình, hoạt động thiết thực được triển khai, những năm gần đây, nhiều giá trị di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được duy trì, bảo tồn và phục dựng, thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Việc công nhận nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, tư liệu khoa học để đánh giá thực trạng, triển khai các hoạt động bảo tồn về trang phục truyền thống, nghề dệt thủ công truyền thống không chỉ của đồng bào Ba Na mà còn của những đồng bào DTTS khác trên địa bàn”.

Theo bà Thu, nghề dệt thủ công truyền thống đã có từ lâu, tồn tại cùng với quá trình phát triển của tộc người Ba Na và các DTTS khác sinh sống tại địa phương. Hiện nay, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tỉnh Kon Tum còn duy trì và phát triển mạnh, tạo thành những nhóm, tổ hợp tác dệt tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị, góp phần phát triển kinh tế gia đình và phát triển du lịch tại địa phương.

Nghệ nhân Y Hướt chỉ dạy cách dệt thổ cẩm cho con cháu. Ảnh: H.T

 

Nghề dệt thủ công truyền thống đã tạo ra những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như trang phục mặc ngày thường, khi đi rẫy, săn bắn, che chắn bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi. Mỗi bộ trang phục đều mang những ý nghĩa riêng và thông qua đó “ngầm” cho biết được người sử dụng trang phục đó thuộc dân tộc nào thông qua màu sắc, đường nét, hoa văn trên sản phẩm dệt của trang phục (thổ cẩm), cũng như sự tinh tế, khéo léo của người làm ra sản phẩm, ngoài ra nó còn thể hiện “địa vị xã hội” của người sử dụng trang phục đó trong cộng đồng- nhất là với dân tộc Ba Na (thể hiện qua sự phối màu sắc trên trang phục). Trang phục truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh ta chứa đựng trong đó “chỉ dấu văn hóa” của từng DTTS tại chỗ, và là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá vẻ đẹp và giá trị của người phụ nữ.

Riêng với các sản phẩm dệt của người Ba Na, bên cạnh những nét văn hóa độc đáo riêng có mang tính truyền thống, các sản phẩm dệt hiện nay đã có nhiều sự sáng tạo với những hoa văn, màu sắc mới được kết hợp khéo léo, vì vậy nó không những không làm mất đi những giá trị truyền thống mà còn tạo ra sự phù hợp với xu thế, thị hiếu hiện đại, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Những sản phẩm của nghề dệt truyền thống ngày nay còn đem đến lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập khi đồng bào dân tộc Ba Na tiến hành trao đổi, buôn bán như sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

Nghệ nhân Y Hướt (dân tộc Ba Na, sinh năm 1948) ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm như một niềm đam mê với mong muốn góp phần gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na.

Bà cho biết: “Sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na có những hoa văn trang trí với màu sắc và ý nghĩa văn hóa riêng biệt so với các dân tộc khác. Với các gam màu chủ đạo như đỏ, vàng, đen phối cùng nhiều màu sắc khác nhau, mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na thể hiện mong ước của con người được hòa quyện với thần linh, đất trời để được bao bọc, chở che”.

Cũng với mong muốn góp phần bảo tồn nghề dệt truyền thống, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) được thành lập từ tháng 10/2020, hiện nay Tổ hợp tác này đã thu hút 30 thành viên tham gia, trong đó có nhiều thành viên là những nghệ nhân. Các thành viên trong Tổ hợp tác không chỉ cùng nhau nghiên cứu, làm ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị mà còn tổ chức truyền dạy nghề  cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương, góp phần bảo tồn nét đẹp nghề dệt tại đây.

Nghệ nhân Y Yưn- thành viên của Tổ hợp tác ở thôn Plei Lay (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) cho biết: “Khi tham gia Tổ hợp tác, ngoài việc dễ dàng bán các sản phẩm của mình làm ra, tôi còn có cơ hội được đứng lớp truyền nghề cho nhiều chị em, các cháu nhỏ trong làng. Đó cũng là niềm vui mỗi ngày của tôi khi thấy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình được bảo tồn và phát huy”.

Ông Phan Văn Hoàng- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Cùng với nghề dệt thủ công truyền thống của các DTTS trên địa bàn, những năm qua, ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều hoạt động điều tra, khảo sát và phục dựng lại các phong tục, tập quán của các DTTS trên địa bàn như các lễ hội, trang phục, nhà rông truyền thống; di sản không gian văn hóa cồng chiêng; sử thi, ngữ văn dân gian của dân tộc Ba Na. Tỉnh hiện đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị công nhận Lễ ăn than của người Giẻ Triêng và Nghề dệt truyền thống của người Gia Rai là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong thời gian tới”. 

Hoàng Thanh

   

Các tin khác

  • Bế mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động lần thứ XIV
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
  • Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by