• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

NGÀY VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM VIỆT NAM (10/8)
​Chăm lo đời sống nạn nhân chất độc da cam

10/08/2018 07:19

Trong những ngày hướng tới kỷ niệm 57 năm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” (10/8/1961-10/8/2018), các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên 250 nạn nhân và gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên chiến thắng bệnh tật, mỗi suất quà trị giá 300 ngàn đồng.

Ông Đào Trường Bay - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Kon Tum cho biết: Toàn thành phố hiện có 2.479 nạn nhân chất độc da cam. Từ năm 2013 đến nay, toàn thành phố đã có 9.700 lượt nạn nhân chất độc da cam được chăm sóc, tặng quà, hỗ trợ giải quyết khó khăn với tổng số tiền trên 3,672 tỷ đồng. Trong đó, Hội cấp trên hỗ trợ 865 triệu đồng, Thành hội và các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài thành phố phối hợp hỗ trợ 2,807 tỷ đồng. Mặc dù số tiền hỗ trợ này đối với sự hy sinh mất mát của các nạn nhân là không lớn, nhưng phần nào đã giảm bớt được những khó khăn trong đời sống hàng ngày. Trong đó có các ông như: Trần Xuân Diệu trú tại xã Chư Hreng, Mã Phi Sơn trú tại xã Đăk Cấm, Trần Thanh Bình trú tại phường Quyết Thắng, Trần Công Chung trú tại xã Đăk Blà… đã vượt lên số phận, cùng với gia đình lao động sản xuất để vượt qua nghèo khó.

Trao bò sinh sản cho nạn nhân chất độc da cam huyện Kon Rẫy. Ảnh: T.V.P

 

Ông Lữ Đức Thìn - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 3.467 hội viên sinh hoạt tại 9/10 huyện/thành phố trong tỉnh và đã có 29 xã/phường/thị trấn ở thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Kon Rẫy thành lập được hội cơ sở.

Trong nhiều năm qua, Tỉnh hội luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Công văn số 740/CV-TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với các cấp hội và toàn thể hội viên.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 963 nạn nhân chất độc da cam được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Trong đó, 708 người hoạt động kháng chiến và 255 người là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học qua giám định đã được hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, còn có 1.692 người là con đẻ của nhân dân sống trong vùng bị phun rải chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật được hưởng trợ cấp xã hội 180 ngàn đồng/người/tháng. Nhân dịp các đợt lễ, tết từ đầu năm đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam được 1.263 lượt với gần 268 triệu đồng.

Ông Lữ Đức Thìn cho biết thêm: Trong những năm qua, phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” luôn được Tỉnh hội gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” do Ủy ban MTTQVN phát động trên phạm vi toàn quốc.

Từ những phong trào thi đua đó, trong 8 năm qua, từ năm 2011-2018, với tinh thần “Đoàn kết - nghĩa tình - trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam”, được sự quan tâm của Chủ tịch UBND tỉnh hàng năm có thư ngỏ kêu gọi ủng hộ Quỹ “Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh” và những tấm lòng nhân ái hảo tâm của hơn 600 lượt tập thể, 134 lượt cá nhân ủng hộ hơn 5 tỷ đồng để giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh.

Từ nguồn quỹ đó, Tỉnh hội đã chi hơn 4 tỷ đồng để hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh về nguồn vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở mới, sửa chữa nhà ở, khám chữa bệnh, tặng học bổng, tặng bò sinh sản, tặng quà nhân các ngày lễ tết… cho các hộ nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hòa nhập với cộng đồng

Trần Văn Phúc

   

Các tin khác

  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS
  • Kon Rẫy: Kết quả trong học tập và làm theo Bác
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by