• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

An toàn là trên hết

03/01/2025 06:13

Vào ngày cuối cùng của năm 2024, tôi đau đớn đọc tin về vụ tai nạn lao động (TNLĐ) ở dự án thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei). Thông tin ban đầu tôi nhận được là 3 người chết và 2 người mất tích. Nhưng sáng 1/1/2025, đã xác định 2 người mất tích cũng tử vong.

Thủy điện Đăk Mi 1 là một trong những công trình thủy điện lớn nhất đang thi công trên địa bàn tỉnh, có công suất 84 MW; tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glei, vào lúc 3 giờ ngày 31/12/2024, tại hạng mục đập dâng - đập tràn, vị trí đập dâng vai phải khớp nối K7-K8 công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo công trình khiến 5 người tử vong.

Nhận được thông tin, huyện Đăk Glei đã khẩn trương chỉ đạo các cơ chức năng và chính quyền xã Đăk Choong có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình; huy động lực lượng phối hợp Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum (chủ đầu tư) và các nhà thầu xây dựng (Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc và Công ty TNHH MTV Nguyên Dược) tìm kiếm nạn nhân; làm công tác tư tưởng cho thân nhân nạn nhân, công nhân tham gia lao động tại công trình.

Người lao động vẫn chưa mấy quan tâm về an toàn lao động. Ảnh: HL

 

Sáng 1/1/2025, ông Thái Văn Tưởng- Bí thư Huyện uỷ Đăk Glei  thông tin, chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ đầu tư dừng toàn bộ hoạt động thi công dự án thủy điện Đăk Mi 1 để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Ngay trong ngày 31/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện Đăk Glei tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân khắc phục khó khăn.

Các lực lượng chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ; điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn lao động để làm cơ sở xử lý.

Thành lập đoàn liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công dự án thủy điện Đăk Mi 1. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Được biết, ngày 1/1/2025, Bộ Xây dựng tổ chức Đoàn công tác vào công trình thủy điện Đăk Mi 1 để thực hiện công tác giám định nhằm xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng tại công trình.

Tất nhiên, những bài học đắt giá về bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ được rút ra sau vụ tai nạn. Nhưng mất mát và nỗi đau của những gia đình nạn nhân phải gánh chịu thì sẽ còn kéo dài.

Vấn đề bức thiết hiện nay là cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động, từ đó phòng ngừa hiệu quả tai nạn?

Sáng 1/1/2025, trò chuyện về vấn đề an toàn lao động, một nhà thầu xây dựng (đề nghị giấu tên)  cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, khiến tai nạn lao động vẫn luôn rình tập.

Về khách quan, thi công công trình, nhất là những công trình đặc thù hay ở khu vực có địa hình phức tạp, luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ, nguy cơ bất ngờ có thể gây mất an toàn lao động, đe dọa tính mạng con người và tài sản bất cứ lúc nào.

Ví dụ như thi công dự án thủy điện. Đây là loại hình công trình có điều kiện làm việc của người lao động rất dễ bị gây tai nạn lao động, như làm việc trên cao; làm việc trong không gian hạn chế; làm việc trên mặt nước; thiết bị công nghệ phức tạp. Chỉ cần sơ suất nhỏ của bất kỳ nhân sự nào đều có thể gây ra các sự cố.

Cần tăng cường quản lý về an toàn lao động khi thi công công trình. Ảnh: H.L

 

Về chủ quan, trên thực tế, vì sức ép về tiến độ, hoặc vì tiết kiệm chi phí để có lợi nhuận, nên cũng có trường hợp nhà thầu thi công lơ là, thậm chí là “bỏ qua” các quy định, để công nhân thi công thế nào cũng được, miễn là xong việc, xong hạng mục.

Từng nhiều lần tìm hiểu, viết bài về an toàn vệ sinh lao động, tôi cũng nhận thấy thực trạng này. Chủ sử dụng lao động thường ít coi trọng việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; lơ là việc kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt; không mấy quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo hộ.

Trong khi đó, nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, chủ quan trong làm việc; thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, có lúc, có nơi thiếu kiểm tra, giám sát vấn đề ATVSLĐ. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác ATVSLĐ.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn lao động, trước hết nhà thầu thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đảm bảo ATVSLĐ. Cần xác định rõ, có đảm bảo an toàn thì mới đạt tiến độ và chất lượng. Không vì sức ép tiến độ hay lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố an toàn.

Trong đó, kiểm soát chặt chẽ; tổ chức huấn luyện, xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn và phương án ứng phó sự cố theo các mức độ khác nhau để vận hành công việc trôi chảy, đúng quy trình.

Cơ quan chức năng cần giám sát thường xuyên; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong thi công để kịp thời phát hiện vi phạm nhằm chấn chỉnh kịp thời, nếu cần thiết cương quyết yêu cầu nhà thầu thi công dừng triển khai thi công, tránh xảy ra sự việc đáng tiếc.

Bản thân người lao động phải có ý thức tự bảo vệ mình. Trong đó, nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình để yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các nguy cơ, rủ ro gây tai nạn cho chính mình. Biết kiên quyết từ chối hoặc rời nơi làm việc nếu thấy rõ các nguy cơ, sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động để tự bảo vệ bản thân.

Câu nói “An toàn là trên hết” chưa bao giờ là thừa!     

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Ngày về
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by