• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

“Bài toán” an toàn công trình trước động đất

01/08/2024 06:23

Cần thiết kế kháng chấn cho các loại công trình từ trọng điểm đến khu dân cư; kiểm tra, đánh giá kết cấu các công trình chịu đựng được động đất ở cấp độ nào để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Chủ động ứng phó

Trong 2 ngày 28-29/7, Viện Vật lý địa cầu đã ghi nhận 46 trận động đất tại Kon Tum. Trong đó, trận động đất lớn xảy ra lúc 11 giờ 35 phút 10 giây ngày 28/7 với độ lớn 5.0, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất quan trắc được từ năm 1903 tới nay tại khu vực này. Theo thông tin sơ bộ, động đất đã gây một số thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong vùng, đặc biệt là khu vực gần tâm chấn động đất.

Ngay sau khi liên tiếp xảy ra những trận động đất đầu tiên trong ngày 28/7, UBND huyện Kon Plông đã có văn bản chỉ đạo các phòng, ban, chính quyền xã, thị trấn khẩn trương nắm tình hình, đánh giá thiệt hại nhà cửa, tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời thiệt hại do động đất gây ra. Đồng thời động viên nhân dân ổn định tư tưởng, tiếp tục lao động, sản xuất và ổn định cuộc sống.

Cần tính toán khả năng kháng chấn của công trình hạ tầng. Ảnh: H.L

 

Trong các văn bản chỉ đạo ban hành ngày 29/7, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh cũng yêu cầu cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cách ứng phó khi xảy ra động đất cho nhân dân.

Cũng trong ngày 29/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 73/CĐ-TTg về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất, và yêu cầu địa phương chủ động ứng phó với động đất.

Trong đó, khẩn trương kiểm tra nắm tình hình, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất đến công trình nhà ở của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả (trong trường hợp xảy ra sự cố) để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng huy động chuyên gia, nhà khoa học làm rõ nguyên nhân động đất gia tăng bất thường trong khu vực, kịp thời thông tin để phục vụ công tác truyền thông và chỉ đạo ứng phó, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng gây hoang mang, bất ổn trong nhân dân.

“Bài toán” an toàn công trình

Trong Công điện số 73, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo kiểm tra các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông để kịp thời phát hiện, có biện pháp ứng phó và khắc phục các sự cố, hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn cho công trình.

Trên địa bàn huyện Kon Plông có 3/6 công trình thủy điện có hồ chứa lớn là Thượng Kon Tum, Đăk Đrinh và Đăk Re. Trong đó, thủy điện Thượng Kon Tum có dung tích trữ 145,52 triệu m3 nước; thủy điện Đăk Đrinh có dung tích trữ 248,51 triệu m3 nước; thủy điện Đăk Re có dung tích trữ 10,35 triệu m3. Các công trình thủy điện này có tính toán thiết kế động đất cấp 7 đến cấp 8.

Ngoài ra còn có 3 thủy điện có đập, hồ chứa nhỏ, vừa (Đăk Pô Ne, Đăk Lô, Đăk Lô 2); 125 công trình thủy lợi, 2 hồ chứa, 23 đập dâng. Qua kiểm tra các công trình trên địa bàn huyện vẫn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng động đất xảy ra.

Lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: HL

 

Nhưng thực tế có nhiều hồ chứa, nhất là hồ chứa lớn đem lại nhiều lo ngại. Bởi theo ông Nguyễn Xuân Anh- Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, qua quan trắc, nguyên nhân của hiện tượng trên liên quan đến động đất kích thích do hồ chứa.

Điều này đòi hỏi phải tăng cường kiểm tra các hồ đập thủy lợi, thủy điện để kịp thời phát hiện, có biện pháp ứng phó và khắc phục các sự cố, hư hỏng (nếu có) nhằm bảo đảm an toàn cho công trình.

Một vấn đề khác là các công trình công cộng, như trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, phòng ở học bán trú trên địa bàn huyện Kon Plông chủ yếu là công trình cấp III-VI. Và khi thiết kế xây dựng chưa tính đến tác động của động đất đến công trình, nên rất dễ bị “tổn thương”.

Đáng lo ngại nhất là công trình nhà ở của người dân. Theo khảo sát mới nhất, ở khu vực trung tâm huyện, nhà ở chủ yếu là cấp IV, được xây dựng bằng gạch, trụ móng bằng bê tông. Ở các thôn, làng thuộc các xã, nhà ở của dân phần lớn làm bằng gỗ, các kết cấu liên kế với nhau bằng liên kết mềm chỉ đạt 3 cứng, không xác định được cấp.

Đối với các loại công trình có kết cấu cứng khi xảy ra động đất với cấp độ lớn sẽ tạo ra hiện tượng nứt vữa, nứt bê tông, nếu cường độ động đất lớn sẽ sập đổ- Báo cáo số 44/BC-PCTT ngày 29/7 của Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh nêu.

Theo dự báo động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, có thể gây ra hậu quả lớn, nhất là nếu xảy ra ở các khu vực đông dân cư và có các công trình trọng điểm.

Do đó, việc đánh giá nguy hiểm động đất là rất cần thiết và cần được cập nhật hằng năm để phục vụ thiết thực cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ tổ chức diễn tập, hướng dẫn kỹ năng ứng phó động đất cho nhân dân.

Mặt khác, cần kiểm tra các công trình hạ tầng ở khu vực xảy ra động đất để xác định kết cấu các công trình chịu đựng được động đất ở cấp độ nào, từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Trong quá trình thiết kế các công trình mới, cần tính toán thêm tác động của động đất, khả năng kháng chấn của công trình để đảm bảo an toàn.           

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by