• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Bám làng “gieo chữ, trồng người”

16/11/2022 13:03

Nhiều năm qua, nhiều thầy cô giáo chấp nhận rời xa gia đình, đến các xã vùng sâu huyện Kon Plông để làm nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”. Cô giáo Trần Thị Hương Trâm (36 tuổi) - giáo viên Trường PTDTBT THCS Ngọk Tem (xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông) là một trong nhiều giáo viên hết lòng vì sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu như thế.

Hơn 15 năm qua (từ năm 2007), cô giáo Trần Thị Hương Trâm rời xa tổ ấm gia đình (phường Duy Tân, thành phố Kon Tum) để lên Kon Plông dạy học. Trước khi dạy học tại Trường PTDTBT THCS Ngọk Tem, cô có hơn 10 năm giảng dạy tại xã Đăk Tăng- cũng là một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Kon Plông.

Dạy học ở vùng sâu, hầu hết học sinh là con em đồng bào DTTS, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên để “truyền lửa” niềm say mê học tập cho học sinh là một công việc tốn nhiều công sức, cả sự tận tâm và lòng yêu nghề.

Năm học 2022-2023, Trường PTDTBT THCS Ngọk Tem có 8 lớp với 235 học sinh, mỗi khối có 2 lớp. Cô Trâm làm chủ nhiệm lớp 6, dạy môn Lịch sử lớp 8 và môn Ngữ văn lớp 6 và kiêm nhiệm phụ trách Thư viện nhà trường. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cô Trâm phải cố gắng rất nhiều.

Cô Trần Thị Hương Trâm trong một tiết dạy. Ảnh: Q.Đ

 

Để duy trì sĩ số học sinh, cô Trâm thường xuyên gần gũi, tâm sự và động viên các em nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Thi thoảng trong lớp có học sinh vắng mặt không lý do, cô tranh thủ thời gian đến nhà để tìm hiểu, tuyên truyền, vận động phụ huynh tạo điều kiện để các em đến lớp học đều đặn, trừ lúc các em ốm đau hoặc người nhà bệnh nặng, hoàn cảnh gia đình neo đơn, cần người chăm sóc.

Đối với các em vì điều kiện nhà xa phải ăn ở tập trung tại trường, cô Trâm quan tâm chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Thường xuyên chỉ bảo, nhắc nhở các em chấp hành tốt nội quy của trường; ăn, ngủ, sinh hoạt, học tập đúng giờ giấc, giữ gìn sức khỏe. Tổ chức cho các em học nhóm vào buổi tối, dạy kèm các em học kém để theo kịp chương trình học cùng bạn bè. Nhờ sự tận tâm của cô, năng lực học tập của các em được nâng cao.

Chia sẻ với chúng tôi, cô Trâm cho biết: “Để nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS, ngoài những phương pháp giảng dạy chung, tôi còn chia nhỏ từng bài giảng để truyền đạt kiến thức cho từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em tiếp thu bài dễ hiểu và nhớ kiến thức lâu nhất. Nhờ vậy, học sinh có hệ thống kiến thức từ lớp dưới lên các lớp trên; khi lên học các lớp cao hơn, các em không bị “hổng” kiến thức, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em”.

Em A Huy (học sinh lớp 8A) bộc bạch: “Cô Trần Thị Hương Trâm luôn tận tình dạy dỗ, thường xuyên chỉ bảo, uốn nắn từng li, từng tí để giúp các em học tập đạt kết quả cao hơn”.

Thầy giáo Trần Thanh Phúc - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Ngọk Tem nhận xét: Cô Trần Thị Hương Trâm có nền tảng kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt; có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hay trong giảng dạy. Phương pháp giảng dạy của cô giúp học trò dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu. Cô Trâm luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do Ban Giám hiệu nhà trường giao phó, đặc biệt là rất gần gũi với phụ huynh học sinh.

Bà Y Hiệp- Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Tem cũng ghi nhận và đánh giá công lao đóng góp của cô giáo Trần Thị Hương Trâm đối với giáo dục địa phương, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS.

Bà Hiệp chia sẻ: Cô Trâm có mối quan hệ tốt với cấp uỷ đảng, chính quyền xã Ngọk Tem; thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh để tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh trong năm học. Mặt khác, cô hay giúp đỡ các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tiếp tục được đến lớp, cố gắng hết sức mình “gieo chữ” cho các em vùng khó khăn này.

Với sự nỗ lực phấn đấu của cô giáo Trần Thị Hương Trâm trong “sự nghiệp trồng người”, cô được UBND huyện Kon Plông nhiều lần khen thưởng, động viên. Chỉ tính riêng từ năm 2019 đến nay, cô được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến nhiều năm liền, được UBND huyện công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp huyện và Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy tốt cấp huyện.         

Quang Định

   

Các tin khác

  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
  • Tập huấn hướng dẫn các tình nguyện viên tổ chức các hoạt động nhóm U10
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by